Tra cứu thông tin bệnh nhân
Mã bệnh nhân bao gồm 7 đến 9 chữ số
Họ và tên
Họ và tên lót phải nhập Tiếng Việt có dấu
Tên phải nhập Tiếng Việt có dấu
Năm sinh bao gồm 4 chữ số. Ví dụ: 1990

KHẢO SÁT MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI KHOA CẤP CỨU TỔNG HỢP BV ĐKKV HÓC MÔN NĂM 2015

Nguyễn Trần Hữu Tuấn, Mai Hồ Duy,

Châu Minh Thông, Nguyễn Thị Thùy Hương và cs.


Nguyễn Trần Hữu Tuấn, Mai Hồ Duy,

Châu Minh Thông, Nguyễn Thị Thùy Hương và cs.

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Tình hình bệnh tật của người dân hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:  điều kiện môi trường, kinh tế, văn hoá - xã hội, chính trị, tập quán... Ngành y tế nói chung và các bệnh viện nói riêng phải luôn cần phải có những chính sách thích hợp để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân lưu trú trong khu vực và các vùng lân cận. Việc xác định mô hình bệnh tật là rất cần thiết tại các khoa phòng, giúp cho bệnh viện, ngành y tế trong khu vực định hướng và chủ động trong công tác xây dựng dự án, đầu tư công tác phòng chống bệnh tật hiệu quả có chiều sâu nhằm đưa ra các chiến lược, giải pháp chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân ngày một hiệu quả.

Tuy nhiên, trên khu vực địa bàn huyện Hóc Môn nói chung và khoa Cấp cứu tổng hợp nói riêng, cho đến nay chưa có một nghiên cứu hệ thống về tình hình cơ cấu bệnh tật có tình trạng nặng hoặc có nhu cầu khẩn cấp về sức khỏe của người dân trên địa bàn.

Việc xác định mô hình bệnh tật tại khoa Cấp cứu tổng hợp, trong năm 2015 sẽ là cơ sở khoa học giúp công tác hỗ trợ xây dựng kế hoạch phòng bệnh, xây dựng kế hoạch tiếp đón và điều trị hiệu quả hơn, giúp hạ thấp tối đa các phiền hà, tỷ lệ các sơ sót chuyên môn, tỷ lệ thương tật - tử vong cho người bệnh, phát hiện sớm và góp phần làm giảm tần suất mắc bệnh đặc biệt là các bệnh dịch nguy hiểm.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 1.820 bệnh nhân nhập viện tại khoa Cấp cứu tổng hợp bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn. Được lấy ngẫu nhiên theo cấp số cộng (có bội số chung là 20) bắt đầu từ người bệnh đầu tiên được chọn có mã số nghiên cứu 0001 ngày 01/10/2015 liên tục cho đến hết ngày 30/09/2016 (trọn 12 tháng).

Tiêu chuẩn loại trừ: Các bệnh được chẩn đoán mà bệnh không có trong ICD - 10 theo khuyến cáo của WHO năm 1993; Bệnh nhân tự ý bỏ viện; Bệnh nhân có ký cam kết không thực hiện y lệnh chỉ định cận lâm sàng.

Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được phỏng vấn theo mẫu phiếu thu thập số liệu, khi phát hiện ca nghiên cứu có tiêu chuẩn loại trừ, thì người bệnh được chọn tiếp theo được đưa vào nghiên cứu là người bệnh bất kỳ vừa vào viện ngay tại thời điểm phát hiện ca loại trừ và vẫn đảm bảo lấy tiếp theo lộ trình đúng ca nghiên cứu có bội số cộng 20 tính theo số thứ tự của ca bị loại trừ.

Số liệu sẽ được trình bài dưới dạng tần số, tỉ lệ phần trăm. Các biến số rời được phân tích dước dạng phép kiểm chi bình phương và Fisher’exact test. P <0,05 được xem là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16,0.

KẾT QUẢ:

Trong 12 tháng thực hiện có 1.820 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu có:

      Mười nhóm bệnh vào khoa có tỉ lệ từ cao đến thấp lần lượt là: nhóm XIX (vết thương, ngộ độc

và hậu quả của một số nguyên nhân bên ngoài) 30,1%; nhóm XI (bệnh hệ tiêu hóa) 17,7%; nhóm I (bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng) 13,4%; nhóm X (bệnh hệ hô hấp) 9,9%; nhóm IX (bệnh hệ tuần hoàn) 9,6%; nhóm VIII (bệnh tai và xương chũm) 6,1%; nhóm XIV (bệnh hệ sinh dục – tiết niệu) 4,9%; nhóm XVIII (các triệu chứng, dấu hiệu và những biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng bất thường, không phân loại ở phần khác) 2,7%; nhóm IV (bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa) 1,8% và nhóm XIII (bệnh của hệ cơ xương khớp và mô liên kết) 1,3%.

 

1.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu:

Nhóm tuổi

Số lượng bệnh nhân

Tỉ lệ %

≤1 tuổi

75

 4,1

>1 - 5 tuổi

153

 8,4

>5 – 15 tuổi

198

10,9

>15 – 59 tuổi

1.070

58,8

≥ 60 tuổi

324

17,8

Giới tính

Nam

892

49

Nữ

928

51

Nơi cư ngụ

Hóc Môn

1.407

77,3

Củ Chi

144

 7,9

Quận 12

126

 6,9

Bình Chánh

18

 1,0

Long An

20

 1,1

Khác

105

5,8

Mùa

Mùa mưa

563

31

Mùa khô

947

52,0

Mùa mưa – khô

171

 9,4

Mùa khô – mưa

139

 7,6

       Trong 1.820 bệnh nhân độ tuổi từ 15 đến 59 tuổi tỉ lệ cao nhất 58,8%, nhóm tuổi từ 1 đến 5, từ 5 đến 15 tuổi và trên 60 tuổi tỉ lệ lần lượt 8,4%, 10,9% và 17,8%, thấp nhất ở nhóm bệnh nhân ≤1 tuổi tỉ lệ 4,1%. Tỉ lệ giới nữ 51% cao hơn nam 49%. Những bệnh nhân cư ngụ tại huyện Hóc Môn tỉ lệ cao nhất 77,3%.

      Tỉ lệ bệnh nhân vào viện mùa khô là cao nhất 52% và mùa mưa là 31%. (Bảng 1.1)

      Tỉ lệ 10 chương bệnh mắc hàng đầu theo nhóm tuổi:

Chương bệnh

<12 tháng

1 – 5 tuổi

5 -15 tuổi

15 – 59 tuổi

≥60 tuổi

χ 2

P

n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

631,624

<0,001

XIX

6

8,0

44

28,8

53

26,8

401

37,5

44

13,6

XI

16

21,3

29

19,0

51

25,8

187

17,5

40

12,3

I

15

20,0

32

20,9

57

28,8

128

12,0

11

5,4

X

25

33,3

38

24,8

24

12,1

48

4,5

45

13,9

IX

0

0,0

0

0,0

2

1,0

70

6,5

102

31,5

VIII

0

0,0

0

0,0

1

0,5

73

6,8

37

11,4

XIV

0

0,0

1

0,7

2

1,0

65

6,1

22

6,8

XVIII

9

12,0

8

5,2

4

2,0

24

2,2

5

1,5

IV

0

0,0

0

0,0

2

1,0

27

2,5

4

1,2

XIII

1

1,3

0

0,0

0

0,0

13

1,2

10

3,1

       Tỉ lệ chương bệnh X cao nhất ở những bệnh nhân <1 tuổi tỉ lệ 33,3%, chương bệnh XIX cao nhất ở bệnh nhân từ 1 đến 5 tuổi và 15 đến 59 tuổi lần lượt là 28,8% và 37,5%, chương IX cao nhất ở người > 60 tuổi là 31,5%.

      Tỉ lệ 10 chương bệnh mắc hàng đầu theo giới:

Chương bệnh

Nam

Nữ

χ2

p

n

%

n

%

XIX

336

61,3

212

38,7

121,967

<0,001

XI

146

45,2

177

54,8

I

132

54,3

111

45,7

X

91

50,6

89

49,4

IX

57

32,8

117

67,2

VIII

23

20,7

88

79,3

XIV

47

52,2

43

47,8

XVIII

25

50,0 

25

50,0

IV

5

15,2

28

84,8

XIII

12

50,0

12

50,0

      Chương bệnh XIX tỉ lệ cao nhất, trong đó giới nam cao hơn nữ lần lượt là 61.3% và 38.7%. Chương bệnh XIII tỉ lệ thấp nhất, trong đó nam nữ bằng nhau 50%.

     

      Tỉ lệ 10 bệnh hàng đầu theo nhóm tuổi:

Mã bệnh

≤ 1 tuổi

>1 - 5 tuổi

>5 – 15 tuổi

>15 – 59 tuổi

≥ 60 tuổi

χ2

p

B34

14

(18,7%)

26

(17,0%)

43

(21,7%)

90

(8,4%)

10

(3,1%)

409,119

<0,001

S00

3

(4,0%)

10

(6,5%)

13

(6,6%)

85

(7,9%)

15

(4,6%)

K30

6

(8,0%)

17

(11,1%)

37

(18,7%)

43

(4,0%)

12

(3,7%)

H81

0

(0,0%)

0

(0,0%)

1

(0,5%)

71

(6,6%)

37

(11,4%)

I10

0

(0,0%)

0

(0,0%)

0

(0,0%)

45

(4,2%)

59

(18,2%)

K52

9

(12,0%)

8

(5,2%)

10

(5,1%)

55

(5,1%)

8

(2,5%)

S07

0

(0,0%)

2

(1,3%)

4

(2,0%)

54

(5,0%)

0

(0,0%)

K29

0

(0,0%)

0

(0,0%)

2

(1,0%)

48

(4,5%)

8

(2,5%)

N23

0

(0,0%)

0

(0,0%)

1

(0,5%)

48

(4,5%)

6

(1,9%)

S60

0

(0,0%)

1

(0,7%)

4

(2,0%)

42

(3,9%)

3

(0,9%)

S90

0

(0,0%)

4

(2,6%)

5

(2,5%)

39

(3,6%)

2

(0,6%)

J20

4

(5,3%)

5

(3,3%)

3

(1,5%)

20

(1,9%)

18

(5,6%)

       Trong nghiên cứu của chúng tôi những bệnh nhân dưới 1 tuổi năm loại bệnh mắc hàng đầu là: nhiễm siêu vi, viêm đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản và chấn thương đầu lần lượt có tỉ lệ là 18,7%, 12%, 8%, 5,3% và 4%.

       Trẻ từ 1 đến 5 tuổi năm loại bệnh mắc hàng đầu là: nhiễm siêu vi, rối loạn tiêu hóa, chấn thương đầu, viêm đường tiêu hóa và viêm phế quản chiếm tỉ lệ lần lượt là 17%, 11,1%, 6,5%, 5,2% và 3,3%.

       Trẻ em từ 5 đến 15 tuổi mắc 5 bệnh hàng đầu là: nhiễm siêu vi, rối loạn tiêu hóa, chấn thương đầu, viêm đường tiêu hóa và chấn thương cổ - bàn chân có tỉ lệ lần lượt là 21,7%, 18,7%, 6,6%, 5,1% và 2,5%.

       Bệnh nhân từ 15 đến 59 tuổi mắc 5 bệnh hàng đầu là: nhiễm siêu vi, chấn thương đầu, rối loạn tiền đình, viêm đường tiêu hóa và chấn thương mặt là 8,4%, 7,9%, 6,6%, 5,2% và 5%.

       Bệnh nhân trên 60 tuổi tỉ lệ mắc 5 bệnh hàng đầu: tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, viêm phế quản, chấn thương đầu và rối loạn tiêu hóa lần lượt là 18,2%, 11,4%, 5,6%, 4,6% và 3,7%.

       Tỉ lệ 10 bệnh hàng đầu theo nơi cư trú:

Mã bệnh

Hóc Môn

Củ Chi

Quận 12

Khác

χ2

P

B34

132

(9,4%)

20

(13,9%)

17

(13,5%)

14

(9,8%)

53,855

0,028

S00

89

(6,3%)

12

(8,3%)

7

(5,6%)

18

(12,6%)

K30

97

(6,9%)

5

(3,5%)

6

(4,8%)

7

(4,9%)

H81

81

(5,8%)

14

(9,7%)

4

(3,2%)

10

(7%)

I10

82

(5,8%)

9

(6,2%)

7

(5,6%)

6

(4,2%)

K52

65

(4,6%)

10

(6,9%)

12

(9,5%)

3

(2,1%)

S07

44

(3,1%)

5

(3,5%)

3

(2,4%)

8

(5,6%)

K29

47

(3,3%)

1

(0,7%)

4

(3,2%)

6

(4,2%)

N23

45

(3,2%)

4

(2,8%)

4

(3,2%)

2

(1,4%)

S60

38

(2,7%)

3

(2,1%)

5

(4%)

4

(2,8%)

S90

44
(3,1%)

2

(1,4%)

1

(0,8%)

3

(2,1%)

J20

35

(2,5%)

8

(5,6%)

6

(4,8%)

1

(0,7%)

      Tại Hóc Môn có tỉ lệ mắc bệnh nhiễm siêu vi, chấn thương đầu - mặt, rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp và rối loạn tiền đình cao nhất lần lượt 9,4%, (6,3% + 3,1%), 6,9%, 5,8% và 5,8%. Huyện Củ Chi và nơi khác có tỉ lệ mắc bệnh nhiễm siêu vi, chấn thương đầu – mặt và rối loạn tiền đình có tỉ lệ cao. Quận 12 có tỉ lệ mắc bệnh nhiễm siêu vi, viêm đường tiêu hóa và chấn thương đầu - mặt có tỉ lệ cao. Các địa phương còn lại thì chấn thương đầu là cao nhất.

     

Tỉ lệ 10 nhóm bệnh hàng đầu theo giới:

Mã bệnh

Nam

Nữ

χ2

p

B34

87

(9,4%)

96

(10,8%)

103,007

<0,001

S00

55

(5,9%)

71

(8%)

K30

65

(7%)

50

(5,6%)

H81

86

(9,3%)

23

(2,6%)

I10

76

(8,2%)

28

(3,1%)

K52

56
(6%)

34

(3,8%)

S07

12

(1,3%)

48

(5,4%)

K29

27

(2,7%)

31

(3,5%)

N23

23

(2,5%)

32

(3,6%)

S60

19

(2%)

31

(3,5%)

S90

22

(2,4%)

28

(3,1%)

J20

34
(3,7%)

16

(1,8%)

      Những bệnh nhân nam giới mắc bệnh nhiễm siêu vi, rối loạn tiền đình và tăng huyết áp chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt là 9,4%, 9,3% và 8,2%. Nữ giới mắc bệnh nhiễm siêu vi, chân thương đầu - mặt và rối loạn tiêu hóa cao nhất 10,8%, 8%, 5,6%.

      BÀN LUẬN:         

  • Đặc điểm mô hình bệnh tật khoa cấp cứu:

      Đặc điểm về tuổi, giới tính, nơi cư ngụ và thời điểm nhập viện:

      Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân độ tuổi từ 15 đên 59 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 58,8%. Nhóm tuổi dưới 1 tuổi thấp nhất 4,1%. Nhóm từ 1 đến 5 tuổi, 5 đến 15 tuổi và trên 60 tuổi tỉ lệ lần lượt 8,4%, 10,9% và 17,8%(1). Tỉ lệ giới tính giữa bệnh nhân nữ và nam gần tương đương nhau. Hầu hết bệnh nhân nhập viện có nơi cư ngụ tại Hóc Môn với tỉ lệ cao nhất 77,3%, vì vị trí địa lý của huyện cũng như vị trí của Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn cư ngụ ngay trên địa bàn Thị trấn Hóc Môn.

      Thời gian nhập viện: thường vào mùa khô: 52% và mùa mưa 31% là cao nhất. Vì mùa hè đến đồng nghĩa với việc nhiệt độ tăng cao, oi bức, gió bụi nhiều, gió mang các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lan truyền rộng hơn, các kênh rạch bị tù đọng do dòng chảy chậm mức độ ô nhiễm tăng. Mùa mưa liên tục khiến khí hậu trở nên nóng ẩm, mát mẻ hơn, nhưng đưa các mầm bệnh, các nước ô nhiễm lan tràn sang các nguồn nước sử dụng khác khi có triều cường, ngập lụt….Riêng các thời điểm giao mùa dù trong khoảng thời gian ngắn cho thấy khí hậu chuyển biến từ mưa – khô lượng bệnh đến nhiều hơn trong giao mùa khô - mưa. Kết quả này tương đồng với tác giả Nguyễn Trọng Bài tại bệnh viện Đa khoa huyện Thới Bình.

      Đặc điểm bệnh tật theo chương bệnh:

      Trong nghiên cứu của chúng tôi: nhóm bệnh lý vết thương, ngộ độc và hậu quả của một số nguyên nhân bên ngoài (chương bệnh XIX) tỉ lệ cao nhất 30,1%. Thứ 2 là nhóm bệnh tiêu hóa tỉ lệ 17,7% và nhóm bệnh nhiễm trùng và kí sinh trùng:13,4% đứng hàng thứ 3. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đỗ Nguyên thực hiện tại bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM nhóm bệnh tuần hoàn, bệnh tiêu hóa, bệnh hô hấp, nhiễm trùng và ký sinh trùng là 4 chương bệnh thường gặp cao nhất. Với kết quả của tác giả Nguyễn Trọng Bài tỉ lệ bệnh nhân nhiễm trùng và ký sinh trùng cao nhất sau đó là nhóm bệnh về hô hấp và tuần hoàn(1),(2),(4).

  • Mối liên quan giữa một số yếu tố và mô hình bệnh tật tại khoa cấp cứu:

      Mối liên quan giữa mô hình bệnh tật và nhóm tuổi:

      Trong nghiên cứu của chúng tôi những bệnh nhân dưới 1 tuổi mắc bệnh về nhiễm siêu vi hô hấp cao nhất 13,9%, thứ 2 và thứ 3 là bệnh tiêu hóa và bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng chiếm tỉ lệ lần lượt là 21,3% và 20%. Khi phân tích thành 10 bệnh hàng đầu thì tỉ lệ mắc bệnh siêu vi thường gặp ở trẻ nhỏ 18,7%. Kết quả này tương đồng với kết quả của tác giả Nguyễn Trọng Bài viêm nhiễm đường hô hấp chiếm cao nhất kèm lỵ trực trùng, sốt Dengue – sốt xuất huyết Dengue(1).

      Từ 1 đến 5 tuổi: mắc vết thương, ngộ độc và hậu quả của một số nguyên nhân bên ngoài cao nhất 28,8%. Phân tích thành 10 bệnh thường gặp thì nhiễm siêu vi đứng đầu 17%. Kết quả này của chúng tôi tương đồng với kết quả của tác giả Trương Thị Mai Hồng(3)

      Từ 5 đến 15 tuổi: bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng cao nhất chiếm tỉ lệ 28,8%. Đối với 10 nhóm bệnh thường gặp tỷ lệ mắc bệnh nhiễm siêu vi đứng đầu tỉ lệ 21,7%. Kết quả này của chúng tôi tương đồng với kết quả của tác giả Nguyễn Trọng Bài(1).

      Tuổi từ 15 đến 59 tuổi: vết thương, ngộ độc và một s��� nguyên nhân bên ngoài cao nhất 37,5%. Trong 10 bệnh hàng đầu thì tỉ lệ mắc bệnh nhiễm siêu vi cao nhất 8,4%.

      Trên 60 tuổi: Bệnh hệ tuần hoàn đứng đầu tỉ lệ 31,5%. Trong 10 bệnh hàng đầu thì tỉ lệ bệnh tăng huyết áp đứng đầu 18,2%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Nguyên(5).

      Mối liên quan giữa mô hình bệnh tật và giới tính:

      Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ nam giới cao hơn nữ giới ở các bệnh vết thương, ngộ độc và hậu quả của một số nguyên nhân bên ngoài, bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, bệnh hô hấp, bệnh sinh dục - tiết niệu. Với những bệnh bệnh tiêu hóa, bệnh tuần hoàn, bệnh tai và xương chũm, bệnh nội tiết dinh dưỡng và chuyển hóa tỉ lệ giới nữ cao hơn nam.

      Khi phân tích thành 10 bệnh hàng đầu theo giới cho thấy tỉ lệ bệnh rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiền đình, tăng huyết áp, viêm đường tiêu hóa, viêm phế quản cao hơn ở nam giới. Những bệnh nhiễm siêu vi, chấn thương đầu, vết thương bàn tay, viêm dạ dày, cơn đau quặn thận, chấn thương bàn tay, chấn thương cổ chân nhiều hơn ở giới nữ.

      Mối liên quan giữa mô hình bệnh tật và nơi cư trú:

      Trong nghiên cứu của chúng tôi những bệnh nhân cư ngụ tại Hóc Môn có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất điều này cũng phù hợp vì bệnh viện nằm trên địa bàn trung tâm của huyện.

Khi phân tích thành 10 bệnh hàng đầu tỉ lệ các bệnh thường gặp tại Hóc Môn theo thứ tự giảm dần: Nhiễm siêu vi 9,4%, rối loạn tiêu hóa 6,9%, chấn thương đầu 9,4%, rối loạn tiền đình 6,3%, tăng huyết áp 5,8%, viêm đường tiêu hóa 4,6%, viêm dạ dày 3,3%, cơn đau quặn thận 3,2%, chấn thương cổ chân 3,1%, vết thương cổ chân 3,1%, chấn thương bàn tay 3,2%, viêm phế quản 2,5%. Bệnh nhiễm siêu vi gia tăng tại khu vực Hóc Môn rất có thể do trong thời gian nghiên cứu do dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue lưu hành có diễn biến hết sức phức tạp đã góp phần làm cho nhóm bệnh nhiễm trùng - ký sinh trùng có tỷ lệ cao.

       KẾT LUẬN:

       1/ Mô hình bệnh tật khoa cấp cứu.

Tỷ lệ bệnh các chương:

I:       13,4%,                II:        0,2%,                III:       0,1%,              

IV:      1,8%,                V:        0,3%,                VI:       0,3%,              

VII:     0,2%,                VIII:   6,1%,                 IX:       9,6%,              

X:        9,9%,                XI:     17,7%,                XII:      0,3%,

XIII:   1,3%,                 XIV:    4,9%,                XV:      0,2%,              

XVI:   0,1%,                 XVII:    00%,               XVIII: 2,7%,               

XIX: 30,1%,                 XX:      0,7%,               XXI:    0,2%.

Đặc điểm mẫu nghiên cứu:

Tuổi:  ≤ 1 tuổi              :   4,1%

           >1 - 5 tuổi         :   8,4%

           >5 – 15 tuổi       : 10,9%

           >15 – 59 tuổi     : 58,8%

           ≥ 60 tuổi                       : 17,8%

Giới tính:         Nam: 49%,       Nữ: 51%.

Nơi cư trú:       Hóc Môn          : 77,3%                        

                        Củ Chi             :   7,9%

                        Quận 12           :   6,9%

                        Bình Chánh      :   1,0%

                        Long An           :   1,1%

                        Khác                :   5,8%

Mùa:    Mùa mưa:  31%.                       Mùa mưa - khô: 9,4%.

Mùa khô :  52%.                       Mùa khô - mưa: 7,6%.

       2/ Mối liên quan giữa mô hình bệnh tật với tuổi, giới, mùa:

       Tuổi ≤ 1 tuổi mắc bệnh chương X cao nhất, tuổi từ 1 đến 5 tuổi mắc bệnh chương XIX cao nhất, tuổi từ 5 đến 15 tuổi mắc bệnh chương I cao nhất, tuổi từ 15 đến 59 tuổi mắc bệnh chương XIX cao nhất, tuổi trên 60 mắc bệnh chương IX cao nhất.

       KIẾN NGHỊ:

      Ứng dụng kết quả nghiên cứu mô hình bệnh tật năm 2015, khoa lập kế hoạch hoạt động năm 2017 chính xác hơn về nguồn nhân lực, định hướng các chuyên khoa cần tập trung đào tạo trong giai đoạn thiếu nhân sự bác sĩ hiện nay, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, dự trù các loại và cơ số thuốc chính xác, phù hợp hơn với 10 bệnh hàng đầu và có định hướng lâu dài hơn.

      Kiến nghị lãnh đạo bệnh viện ưu tiên phát triển cấp cứu chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, triển khai nâng cao kỹ năng cấp cứu ngoại chấn thương cả ngoại viện và nội viện. Đặc biệt cần có đội ngũ y bác sĩ giải quyết nhanh chóng và chuyên nghiệp từ ngay khi người bệnh vào khoa Cấp cứu tổng hợp, cần tăng cường tập huấn cấp cứu tai nạn, thương tích cho khoa. Tăng cường hợp tác chuyển giao các kỹ thuật cao; kết hợp hỗ trợ phẫu thuật chuyên khoa tại chổ, kịp thời với các bệnh viện tuyến trên để giữ bệnh đầu vào. Đây là chuyên ngành đòi hỏi phải có chiến lược đầu tư đúng đắn và phù hợp với vị thế địa lợi của bệnh viện và có khả năng tạo thương hiệu phát triển bệnh viện trong thời gian ngắn.

      Riêng nhóm bệnh không lây trong cộng đồng gồm bệnh hệ tuần hoàn, rối loạn tiền đình, bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóabệnh của hệ cơ xương khớp. Cần quan tâm hơn nhóm bệnh hệ sinh dục – tiết niệu hiện rất cần quan tâm định hướng đầu tư trang thiết bị và nguồn thuốc tốt cho các nhóm bệnh hiện khá trung thành với bác sĩ điều trị nơi khám, đến cấp cứu theo thói quen lối mòn này và số còn lại thường chọn lựa nơi đến gần nhà có thể tin tưởng được trong lúc khẩn cấp.

      Huyện cần quan tâm hơn nữa các vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng tránh các bệnh hệ tiêu hóa, bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùngbệnh hệ hô hấp đứng hàng đầu vào cấp cứu thuộc thuộc nhóm bệnh lây nhiễm nếu tính gộp luôn ở các nhóm khác có biến chứng nhiễm trùng thì đây là nguyên nhân đứng đầu đưa người bệnh vào cấp cứu và một số tác nhân có nguy cơ phát triển thành dịch bệnh nguy hiểm. Vì đây là lượng khách hàng lớn, thường xuyên, nhưng tính gắn kết không cao, có yêu cầu cao về dịch vụ, đòi hỏi kỹ thuật xét nghiệm nhanh và chính xác nhưng dễ bị dao động, mất niềm tin, thường xuyên có thái độ so sánh, đánh giá giữa các bệnh viện, phòng khám và khoa điều trị trong khu vực. Khoa cần có phương châm và kế hoạch rèn luyện thực hành tốt kỹ năng giao tiếp ứng xử và bệnh viện nâng cao chất lượng chẩn đoán, thuốc đặc trị và chuẩn xét nghiệm đặc hiệu để giữ chân và chăm sóc tốt cho đối tượng thuộc nhóm này tại khoa cấp cứu và nâng cao hiệu quả đìều trị các khoa nội trú giữ chân nhóm bệnh này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Nguyễn Trọng Bài “Nghiên cứu mô hình bệnh tật bệnh viện đa khoa huyện Thới Bình trong 04 năm 2006-2009”.

  • Đỗ Chí Cường “Mô hình bệnh tật của người cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009- 2010”.

  • Trương Thị Mai Hồng “Mô hình bệnh tật tại khoa cấp cứu, bệnh viện Nhi Trung Ương 2007-2011”.

  • Nguyễn Đỗ Nguyên “Mô hình bệnh tật và tử vong ở bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Nguyễn Trãi sáu năm đầu thế kỷ 21”

  • Đỗ Thị Nguyên “Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở bệnh nhân trên và dưới 60 tuổi tại phòng khám và quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Bình Phước”.