Tra cứu thông tin bệnh nhân
Mã bệnh nhân bao gồm 7 đến 9 chữ số
Họ và tên
Họ và tên lót phải nhập Tiếng Việt có dấu
Tên phải nhập Tiếng Việt có dấu
Năm sinh bao gồm 4 chữ số. Ví dụ: 1990

Các tổ chức quốc tế tiếp tục hỗ trợ ngành Y tế Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020

Chiều17/03/2016 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Cuộc họp Nhóm Đối tác Y tế (một diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao của ngành Y tế) nhằm đánh giá kết quả hợp tác 5 năm qua và đề ra định hướng hợp tác phát triển thời gian tới.

Tại đây, nhiều tổ chức quốc tế khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ cho ngành y tế nước ta phát triển.

Chủ trì cuộc họp, PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế; đồng chủ trì có ngài Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam; Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên Thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam; Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam.  Đại diện các cơ quan hợp tác phát triển, các tổ chức Liên Hợp Quốc, cácNgân hàng quốc tế, các cơ quan và tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam, các đại biểu đến từ các Cơ quan Trung ương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan, lãnh đạo Ủy ban nhân dân, lãnh đạo Sở Y tế các tỉnh/thành phố, các Vụ/ Cục/ Tổng Cục, các đơn vị Y tế và đại diện các trường đại học, viện nghiên cứu cùng các cơ quan truyền thông đã tới dự cuộc họp.


PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại cuộc họp 

Phát biểu tại cuộc họp PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn hẹn thì sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế là hết sức cần thiết để nền y tế của nước ta phát triển. Từ 2010 đến nay, tổng vốn ODA mà các tổ chức quốc tế dành cho các chương trình, dự án y tế tại Việt Nam đạt 1,52 tỷ USD trong đó vốn không hoàn lại là 28,4%, còn lãi là vốn vay. Bên cạnh đó, các Tổ chức Phi Chính phủ nước ngoài cũng hỗ trợ cho lĩnh vực y tế Việt Nam 102,8 triệu USD, chiếm gần 40% tổng số tiền hỗ trợ cho tất cả các lĩnh vực.

Nhờ sự giúp đỡ này, 5 năm qua, ngành y tế Việt Nam đã thực hiện thành công 7 lĩnh vực trọng tâm, trong đó, xây dựng mới và nâng cấp hàng chục bệnh viện lớn và tăng số giường bệnh trên 1 vạn dân từ 21,5 lên 24, góp phần giảm quá tải bệnh viện. Cùng với đó, tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế từ 60,9% lên hơn 75%. Mạng lưới y tế cơ sở được bao phủ toàn quốc với một nửa số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và thành lập được 240 phòng khám bác sỹ gia đình.


Ngài Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam
cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ cho ngành Y tế Việt Nam trong giai đoạn tới

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia, Ngân hàng Thế giới cũng khẳng định sẽ
tiếp tục hỗ trợ cho ngành Y tế Việt Nam  

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia, Ngân hàng Thế giới khẳng định: “năm 2016, là một năm bản lề quan trọng đối với Việt Nam trên chặng đường này - là năm mở đầu của một chu kỳ 5 năm phát triển kinh tế xã hội và cũng là năm đầu tiên thực hiện các mục tiêu mới về phát triển bền vững. Chính phủ Việt Nam vừa phê duyệt Kế hoạch Chiến lược Quốc gia về phát triển y tế cho giai đoạn 5 năm tới. Chúng tôi nhất trí với những mục tiêu cấp cao của Việt Nam và mục tiêu cụ thể trong Kế hoạch này, và khẳng định sẽ hỗ trợ Việt nam một cách tích cực để hoàn thành những mục tiêu đầy thách thức này”.


Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Y tế) Trần Thị Giáng Hương tại cuộc họp nhóm  

Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Y tế) Trần Thị Giáng Hương cho hay, tại cuộc họp Nhóm đối tác y tế lần này, các tổ chức quốc tế khẳng định, tiếp tục hỗ trợ cho ngành Y tế nước ta trong 5 năm tới, trong đó, riêng Liên minh Châu Âu cam kết viện trợ không hoàn lại hơn 100 triệu euro. 

Cũng tại cuộc họp, đại diện các tổ chức quốc tế đánh giá cao 9 lĩnh vực mà ngành Y tế Việt Nam ưu tiên thực hiện. Đây là cơ sở để các tổ chức này dành sự hỗ cao nhất cho sự phát triển nền y tế Việt Nam.


Quang cảnh Cuộc họp Nhóm Đối tác Y tế quý I/2016

Chín vấn đề được quan tâm nhất  trong giai đoạn 2016-2020 mà Bộ Y tế cần thực hiện đó là tiếp tục giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát triển mô hình bác sỹ gia đình tại tuyến y tế cơ sở; chú trọng công tác y tế dự phòng, phòng chống có hiệu quả các bệnh không lây nhiễm; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong khám, chữa bệnh, đổi mới công tác đào tạo, tăng cường nhân lực y tế cho vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo. Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới toàn diện thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh; tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính, hoàn thiện việc chuyển ngân sách cấp cho các bệnh viện sang hỗ trợ kinh phí cho người dân tham gia bảo hiểm y tế; đổi mới mô hình tổ chức quản lý an toàn thực phẩm và phát triển công nghiệp dược cũng như sản xuất vắc xin; Đổi mới, củng cố và hoàn thiện hệ thống y tế từ TW đến địa phương theo Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo hướng giảm đầu mối, phù hợp với hội nhập quốc tế nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực các tuyến; Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe. Xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác truyền thông y tế giữa ngành y tế và các bộ, ngành, chính quyền các cấp, các cơ quan báo chí. Nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho người dân trong việc chủ động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng.