Tra cứu thông tin bệnh nhân
Mã bệnh nhân bao gồm 7 đến 9 chữ số
Họ và tên
Họ và tên lót phải nhập Tiếng Việt có dấu
Tên phải nhập Tiếng Việt có dấu
Năm sinh bao gồm 4 chữ số. Ví dụ: 1990

Hưởng ứng tuần lễ truyền thông “Phòng, chống kháng thuốc năm 2019” tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn

Kháng thuốc (AMR) là tình trạng các vi sinh vật (như vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng) kháng lại các thuốc kháng sinh đã nhạy cảm với các vi sinh vật này trước đây. Sinh vật đề kháng (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng) có thể chịu được sự tấn công của các thuốc chống vi khuẩn (như thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi rút, thuốc chống sốt rét) dẫn

Kháng thuốc (AMR) là tình trạng các vi sinh vật (như vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng) kháng lại các thuốc kháng sinh đã nhạy cảm với các vi sinh vật này trước đây. Sinh vật đề kháng (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng) có thể chịu được sự tấn công của các thuốc chống vi khuẩn (như thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi rút, thuốc chống sốt rét) dẫn đến việc áp dụng các phương pháp, thuốc điều trị đặc hiệu sẽ trở nên không hiệu quả, nhiễm khuẩn kéo dài (thậm chí gây tử vong) và có thể lây lan cho người khác. AMR là hệ quả tất yếu của quá trình sử dụng thuốc trong điều trị và đặc biệt gia tăng khi việc lạm dụng thuốc kháng sinh ngày càng phổ biến hơn

Đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức, nhằm nâng cao nhận thức về kháng thuốc, sử dụng kháng sinh hợp lý và điều trị có hiệu quả.

Xây dựng các khẩu hiệu, treo băng rôn, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông của đơn vị; sử dụng hiệu quả, phổ biến bằng nhiều hình thức như:

-Truyền thông về  phòng, chống kháng thuốc đến Bác sĩ điều trị, nhân viên y tế.

Image title


Image title

Image title

Image title

-Thực hiện treo băng rôn với khẩu hiệu:

“QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO TƯƠNG LAI

 KHÔNG LẠM DỤNG-KHÔNG DÙNG SAI CHỈ ĐỊNH”

-Tăng cường giám sát sử dụng kháng sinh hợp lý.v.v./.

Image title