Tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc
Hưởng ứng “Tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc tại bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn đã tổ chức các hoạt động truyền thông hướng tới bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nhằm nâng cao nhận thức về tình hình đề kháng kháng sinh trên cả nước nói chung và tại bệnh viện nói riêng....
Hưởng ứng “Tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc tại bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn đã tổ chức các hoạt động truyền thông hướng tới bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nhằm nâng cao nhận thức về tình hình đề kháng kháng sinh trên cả nước nói chung và tại bệnh viện nói riêng.
Đối với Người bệnh, khi sử dụng kháng sinh được truyền thông về việc chỉ uống thuốc đúng theo đơn bác sĩ, không tự ý mua và dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị; khi được bác sĩ kê đơn có thu��c kháng sinh, luôn uống đủ liều lượng đã được kê. Không tự ý dùng thuốc kháng sinh Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hay nước rửa tay để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn, góp phần giảm bớt nguy cơ phải dùng đến thuốc kháng sinh.
Đối với bác sĩ khi chỉ định kháng sinh cho người bệnh phải theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị” nhân viên y tế hướng dẫn người bệnh thời điểm uống thuốc là một trong những vấn đề mà bệnh nhân cần quan tâm hàng đầu. Tùy từng loại thuốc, các bác sĩ sẽ khuyến khích bạn sử dụng vào thời điểm thích hợp nhất.
Hậu quả của việc lạm dụng thuốc kháng sinh
Nhiều người thiếu hiểu biết, bệnh gì họ cũng sử dụng kháng sinh, uống thuốc không đủ liều lượng,… Những hành động này trước mắt không gây tổn hại tới sức khỏe, nhưng về lâu về dài, chúng để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trong đó, người lạm thuốc thường bị kháng thuốc sau một thời gian dài.
Các loại vi khuẩn trong cơ thể sau khi được tiếp xúc với thuốc nhiều lần, chúng dần dần hình thành khả năng chống lại tác dụng của thuốc. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả cao so với trước đây.