Tra cứu thông tin bệnh nhân
Mã bệnh nhân bao gồm 7 đến 9 chữ số
Họ và tên
Họ và tên lót phải nhập Tiếng Việt có dấu
Tên phải nhập Tiếng Việt có dấu
Năm sinh bao gồm 4 chữ số. Ví dụ: 1990

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: “KHẢO SÁT TỶ LỆ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI VÀ HÌNH ẢNH NỘI SOI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN NĂM 2019”

Mục tiêu:

Đánh giá tỷ lệ các dạng tổn thương dạ dày – tá tràng theo phân loại Sydney cải tiến và Forrest; đánh giá tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori; tìm ra mối tương quan giữa các dạng tổn thương dạ dày – tá tràng với tình trạng nhiễm Helicobacter pylori; tìm ra mối tương quan giữa bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng, Helicobacter pylori với các đặc tính như tuổi, giới tính, đặc điểm gia đình……

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: “KHẢO SÁT TỶ LỆ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI VÀ HÌNH ẢNH NỘI SOI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN NĂM 2019”

Nguyễn Thị Trúc Chi, Lê Văn Thạnh, Nguyễn Băng Phương.

Mục tiêu:

Đánh giá tỷ lệ các dạng tổn thương dạ dày – tá tràng theo phân loại Sydney cải tiến và Forrest; đánh giá tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori; tìm ra mối tương quan giữa các dạng tổn thương dạ dày – tá tràng với tình trạng nhiễm Helicobacter pylori; tìm ra mối tương quan giữa bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng, Helicobacter pylori với các đặc tính như tuổi, giới tính, đặc điểm gia đình……

Thiết kế nghiên cứu:

Áp dụng phần mềm Stada 10.0 để khảo sáttỷ lệ nhiễm H.pylori và hình ảnh nội soi ở 167 bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn năm 2019.

Kết quả:

Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng trong nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi >40 tuổi chiếm đa số (62,3%), trong đó tỷ lệ nữ cao hơn nam (1,4/1). Nghề nghiệp thường mắc bệnh là lao động tự do, những người có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh hơn các nghề nghiệp khác.

Về triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì đau thượng vị chiếm đa số các trường hợp (76,6%) là phù hợp y văn.

Đối với nội soi dạ dày tá tràng: phần lớn các trường hợp là viêm dạ dày (89,2%), còn lại loét dạ dày tá tràng là 10,8 %. Các dạng tổn thương trên nội soi của viêm dạ dày: viêm xung huyết chiếm đa số (68,4%), kế đó là viêm trợt nổi và viêm trợt phẳng, các loại khác không đáng kể trên tổng số bệnh nhân có tổn thương viêm dạ dày.

Loét dạ dày chiếm tỷ lệ thấp (8,98%), trong khi đó loét tá tràng rất thấp (3,59%) trong tổng số bệnh nhân được nghiên cứu.

Theo kết quả của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm H.pylori được xác định bằng urease test là 36,5%

Kết luận:

  • Nên chỉ định nội soi dạ dày tá tràng cho bệnh nhân có triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: vừa khảo sát tổn thương thực quản – dạ dày – tá tràng, vừa khảo sát tình trạng nhiễm H.pylori với độ nhạy và tin cậy cao. Tỷ lệ nhiễm H.pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện Hóc Môn là 36,5%, mặc dù so với các nghiên cứu và y văn còn thấp nhưng đây là một bệnh lý nguy hiểm nên tỷ lệ này cũng rất đáng quan tâm.

  • Các bác sĩ lâm sàng trước khi cho chỉ định nội soi dạ dày tá tràng có làm ureastest nên đánh giá yếu tố như: bệnh nhân có uống kháng sinh hoặc Bismuth trong vòng 4 tuần trước soi, uống thuốc kháng H2 hoặc PPI trong vòng 2 tuần trước soi vì có thể gây urease test âm tính giả.

  • Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa loét dạ dày và H.pylori cũng như viêm trợt nổi và H.pylori, do đó đối với các trường hợp này bác sĩ nên chú ý hơn có thể urease test âm tính giả.

  • Khuyến khích nhân viên của bệnh viện làm thêm các nghiên cứu khoa học liên quan đến H.pylori từ chẩn đoán đến điều trị, bởi vì H.pylori được xem là yếu tố sinh ung thư dạ dày.