Tra cứu thông tin bệnh nhân
Mã bệnh nhân bao gồm 7 đến 9 chữ số
Họ và tên
Họ và tên lót phải nhập Tiếng Việt có dấu
Tên phải nhập Tiếng Việt có dấu
Năm sinh bao gồm 4 chữ số. Ví dụ: 1990

Giới thiệu Khoa khám bệnh

Giới thiệu về khoa khám bệnh

Căn cứ vào đề án trên, ngày 14 tháng 3 năm 1994, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 724/QĐ-UB-NC về việc thành lập Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn.

Ngày 28 tháng 6 năm 1994, Trung tâm y tế huyện Hóc Môn đã chính thức ra mắt và chọn đó là ngày kỷ niệm thành lập.

Đến năm 1997 tách 1 phần Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn ra hình thành Trung tâm Y tế Quận 12. 

Đến ngày 26 tháng 07 năm 2007, theo Quyết định số 98/2007/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Hóc Môn được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn. Bệnh viện chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn và Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.

            Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn chính thức được thành lập theo Quyết định số 5524/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật của Sở Y tế.

            Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn được xếp hạng II trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh

  • II. Lĩnh vực hoạt động

Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của bệnh viện:

1. Cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh

a. Sẵn sàng tiếp nhận 24/24 giờ tất cả nhân dân có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh. Tuyệt đối không phân biệt nhân dân trong khu vực với ngoài khu vực hoặc ngoài tỉnh. Có đội cấp cứu ngoại viện sẵn sàng đến cấp cứu hoặc đến rước bệnh khẩn cấp khi có yêu cầu của nhân dân. Sẵn sàng chuyển người bệnh lên tuyến trên bằng xe ô tô chuyên dụng khi vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện, đồng thời có đội xe chuyên dụng sẵn sàng đưa rước bệnh theo yêu cầu.

b. Tiếp nhận tất cả các trường hợp có nhu cầu khám sức khỏe và chứng nhận trình trạng sức khỏe của nhân dân theo qui định của pháp luật; Đồng thời có đủ tư cách pháp nhân ký hợp đồng với các tổ chức, công ty để khám sức khỏe định kỳ cho công nhân, người lao động khi có yêu cầu.

2. Đào tạo cán bộ y tế

a. Bệnh viện là cơ sở thực hành, thực tập của học sinh, sinh viên đại học, cao đẳng, trung học của các trường và các cơ sở y tế trong khu vực.

b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.

3. Nghiên cứu khoa học về y học

a. Thường xuyên tổ chức nghiên cứu các đề tài y học cấp cơ sở, hợp tác với tổ chức, cá nhân nghiên cứu hỗ trợ, viết luận văn tốt nghiệp sau đại học. Mở rộng, nghiên cứu điều trị bằng thuốc y học cổ truyền và các phương pháp điều trị không dùng thuốc như: tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, châm cứu, quang châm, xoa bóp …

b. Kết hợp với các bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh hình, Bệnh viện Tai Mũi Họng, . . . phát triển kỹ thuật mới, tiên tiến như mổ nội soi, nội soi dạ dày, đại tràng, chụp X quang kỹ thuật số, chụp CT Scaner (citi), mổ trĩ bằng phương pháp Longo, nội soi chẩn đoán thuộc chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, xét nghiệm huyết học, sinh hóa nhiều thông số.