Cách phát hiện sớm bệnh đái tháo đường týp 2
Khi có các triệu chứng rầm rộ biểu hiện ra bên ngoài như: ăn nhiều, đi tiểu nhiều, sút cân... thì bệnh đã tiến triển khoảng từ 3-5 năm. Vậy muốn xác định bệnh sớm, từ khi chưa có triệu chứng rầm rộ trên, thì làm cách nào?
Trước đây người ta làm xét nghiệm thông qua nước tiểu. Bình thường ngưỡng của thận với glucose là 1,6-1,8g/L (160-180mg/dL) hay 8,9-10mmol/L. Khi ngưỡng đường trong máu vượt quá giá trị này, thận sẽ không hấp thu được hết và sẽ xuất hiện glucose trong nước tiểu. Bởi vậy, glucose niệu là một xét nghiệm dùng để sàng lọc ĐTĐ.
Suckhoedoisong.vn - Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 là tình trạng đường trong máu quá cao, cơ thể không thể tạo ra hoặc sử dụng tốt insulin. Insulin là một hormon giúp glucose (đường) có thể đi vào và nạp năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh ĐTĐ.
Khi có các triệu chứng rầm rộ biểu hiện ra bên ngoài như: ăn nhiều, đi tiểu nhiều, sút cân... thì bệnh đã tiến triển khoảng từ 3-5 năm. Vậy muốn xác định bệnh sớm, từ khi chưa có triệu chứng rầm rộ trên, thì làm cách nào?
Trước đây người ta làm xét nghiệm thông qua nước tiểu. Bình thường ngưỡng của thận với glucose là 1,6-1,8g/L (160-180mg/dL) hay 8,9-10mmol/L. Khi ngưỡng đường trong máu vượt quá giá trị này, thận sẽ không hấp thu được hết và sẽ xuất hiện glucose trong nước tiểu. Bởi vậy, glucose niệu là một xét nghiệm dùng để sàng lọc ĐTĐ.
Tuy nhiên, hiện nay vai trò của xét nghiệm này giảm đi vì một số người có ngưỡng thận thấp, khả năng tái hấp thu của thận kém, đường máu chưa cao nhưng đã xuất hiện đường trong nước tiểu. Mặt khác, trong một số bệnh lý về rối loạn enzym bẩm sinh sẽ xuất hiện một số đường khác như fructose, galactose và sẽ cho xét nghiệm dương tính. Vì lý do đó người ta chuyển sang xét nghiệm đường máu.
Xác định triệu chứng sớm đái tháo đường qua nghiệm pháp tăng đường máu.
Để xác định một bệnh nhân có bị ĐTĐ không, thông thường bác sĩ thường làm test xét nghiệm đường máu như:
Xét nghiệm nồng độ đường huyết lúc đói.
Xét nghiệm dung nạp glucose.
Xét nghiệm Hemoglobin A1C.
Xét nghiệm máu ngẫu nhiên (lúc không đói).
Việc xét nghiệm thông thường đường máu lúc đói chẩn đoán chưa đầy đủ. Có trường hợp bệnh nhân giai đoạn đầu chỉ tăng đường huyết sau ăn nên không phát hiện được bệnh. Hiện nay muốn chẩn đoán sớm cần làm nghiệm pháp tăng đường máu, đây là tiêu chuẩn vàng đánh giá chẩn đoán sớm người bệnh đó có mắc ĐTĐ hay không dù chưa có bất cứ triệu chứng nào.
Mặt khác, người ta có thể sử dụng chỉ số HbA1c để chẩn đoán ĐTĐ, tuy nhiên để làm được điều này không phải phòng xét nghiệm nào cũng đạt được các tiêu chuẩn khắt khe để đưa kết quả chính xác.
HbA1c là chỉ số thể hiện tỷ lệ gắn kết của đường với Hemoglobin (Hb) - một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu, có vai trò vận chuyển ôxy trong máu.
Trong khi lượng đường trong máu có thể thay đổi từng ngày phụ thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh, thì chỉ số HbA1C hằng định trong suốt đời sống của hồng cầu, khoảng 120 ngày. Bình thường HbA1c có giá trị trong khoảng 4 - 6%. Khi HbA1c tăng trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết tăng lên 30mg/dl (~ 1,7 mmol/L).
Xét nghiệm HbA1c sẽ cho biết mức đường huyết trung bình trong 2 - 3 tháng gần nhất. Đây là xét nghiệm tốt nhất để giúp bác sĩ theo dõi và đánh giá quá trình kiểm soát đường huyết. Khi HbA1c trên 10% cho thấy đường huyết được kiểm soát kém. Khi HbA1c dưới 6,5% cho thấy đường huyết được kiểm soát tốt.
Trong các test xét nghiệm đường máu, với các cơ sở y tế được đầu tư ở mức trung bình, nghiệm pháp tăng đường máu vẫn là nghiệm pháp tốt nhất giúp chẩn đoán sớm cho người bệnh.
ThS. Đỗ Đình Tùng