6 điều phải biết để chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách tại nhà
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh sởi rất cao, nhất là khả năng bị những biến chứng nặng nề của bệnh.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch.
Tác nhân gây bệnh sởi là virút thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virút cấp tính.
Sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí có virút sởi sau khi người bệnh xả ra 2 tiếng đồng hồ.
Sự nguy hiểm của bệnh sởi chính là những biến chứng do bệnh gây ra. Biến chứng có thểgặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặcbi��t ở trẻ em suy dinh dưỡng...
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, nhất là khả năng bị những biến chứng nặng nề của bệnh.
Hiện nay, trongtình trạng bệnh viện đang quá tải bệnh nhân sởi và trở thành nguyên nhân lây nhiễm chéo bệnh sởi cho những trẻ chưa mắc thì việc đưa con đến viện cần được cha mẹ cân nhắc cẩn thận. Chỉ đưa con đến viện khi thực sự cần thiết. Còn khi trẻ mới chớm mắc sởi, cha mẹ có thể tiến hành chăm sóc trẻ tại nhà. Hiểu biết đúng về những việc cần làm khi chămsóc trẻbị sởi tại nhà là phương pháp tốt nhất mà cha mẹ giúp con mau chóng vượt qua căn bệnh này.
Chăm sóc trẻ nhiễm sởi đúng cách tại nhà
- Trẻ bị sởi cần được nằm cách ly, tránh gió lạnh, nghỉ ngơi. Khi sốt có thể dùng thuốc hạ sốt. Không tự ý cho trẻ uống thuốc Đông y, nếu dùng kháng sinh phải có chỉ định của bác sĩ.
- Nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đồng thời tăng cường lượng nước uống giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ mắc bệnh sởi. Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, tránh ăn thức ăn cứng làm tổn thương đường tiêu hóa của trẻ.
- Khi phát hiện có trẻ mắc sởi, điều quan trọng cần chú ý là thực hiện việc cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành. Người chăm sóc trẻ bệnh phải đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bệnh, rồi mới được chăm sóc trẻ lành.
- Do bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao nên việc phòng ngừa bệnh, tránh tình trạng lây lan trong cộng đồng là điều phụ huynh cần chú ý. Mọi người cần giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh, giữ gìn phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ.
- Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
- Trong trường hợp đã có tiếp xúc nguồn lây, việc sử dụng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa bệnh hoặc làm giảm mức độ nặng của sởi. Tuy nhiên, đây là phương thức phòng ngừa đắt tiền và ít phổ biến.
Lưu ý: Nếu trẻ sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều, ban sởi lặn hết mà vẫn sốt, có dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt... … thì lúc đó phải đưa đến bệnh viện điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm.