Tra cứu thông tin bệnh nhân
Mã bệnh nhân bao gồm 7 đến 9 chữ số
Họ và tên
Họ và tên lót phải nhập Tiếng Việt có dấu
Tên phải nhập Tiếng Việt có dấu
Năm sinh bao gồm 4 chữ số. Ví dụ: 1990

10 sự kiện và khuyến cáo về hoạt động thể chất

10 sự kiện và khuyến cáo về hoạt động thể chất

Thiếu hoạt động thể chất là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với các bệnh không lây nhiễm (NCDs) như đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Thiếu hoạt động thể chất là thực trạng của nhiều quốc gia. Trên toàn cầu, 23% người lớn và 81% thanh thiếu niên đi học không hoạt động đủ.

Khuyến khích mọi người vận động nhiều hơn là một chiến lược quan trọng để giảm gánh nặng của các bệnhkhông lây nhiễm, điều này đã được nêu rõ trong Kế hoạch hành động toàn cầu của TCYTTG về phòng ngừa và kiểm soát bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2013-2020. Kế ho���ch kêu gọi giảm 10% số người không hoạt động thể chất vào năm 2025, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

TCYTTG khuyến cáo số lượng hoạt động tối thiểu cho tất cả các nhóm tuổi để cải thiện sức khỏe, nhưng điều quan trọng nhất là phải nhận thức được hãy hoạt động thể chất hơn là không vận động. Những người không hoạt động nên bắt đầu với một lượng nhỏ hoạt động thể chất, như là một phần của thói quen hàng ngày của họ, và dần dần tăng thời gian, tần suất và cường độ theo thời gian. Các quốc gia và cộng đồng cũng phải hành động để cung cấp nhiều cơ hội hơn để mọi người hoạt động thể chất.

Dưới đây là 10 sự kiện và khuyến cáo về hoạt động thể chất do TCYTTG đưa ra nhằm khuyến khích mọi người hãy tăng cường vận động:

1. Hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ mắc bệnh

Hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành và đột quỵ, tiểu đường, tăng huyết áp, các loại ung thư khác nhau bao gồm ung thư đại tràng, ung thư vú, và trầm cảm. Hoạt động thể chất cũng là cơ sở để cân bằng năng lượng và kiểm soát cân nặng. Trên toàn cầu, khoảng 23% người lớn và 81% thanh thiếu niên đi học có hoạt động thể chất không đủ.

2. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh

Những người hoạt động thể chất sẽ cải thiện thể lực cơ bắp và tuần hoàn, hô hấp; cải thiện chức năng củahệ xương; ít có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, tiểu đường, ung thư (bao gồm cả ung thư đại tràng và ung thư vú) và trầm cảm; nguy cơ bị té ngã và gãy xương hông hoặc xương sống thấp hơn; và có nhiều khả năng duy trì trọng lượng.

3. Hoạt động thể chất không bắt buộc là phải chơi thể thao

Hoạt động thể chất là bất kỳ chuyển động nào của cơ thể được tạo ra bởi các cơ xương và sử dụng năng lượng, bao gồm chơi thể thao, tập thể dục và các hoạt động khác như đi bộ, làm việc nhà, làm vườn và khiêu vũ. Bất kỳ hoạt động gì, như làm công việc, đi bộ, đạp xe,… đều có lợi cho sức khỏe.

4. Hoạt động thể chất với cường độ vừa phải và mạnh mẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ

Cường độ hoạt động thể chất sẽ khác nhau giữa mọi người. Tùy thuộc vào mức độ tập luyện theo tình trạng sức khoẻ và độ tuổi, hoạt động thể chất có thể ở cường độ vừa phải như: đi bộ nhanh, khiêu vũ hoặc làm việc nhà; hoặc ở cường độ mạnh mẽ như: chạy, đạp xe nhanh, bơi nhanh hoặc tập tạ.

5.                 60 phút/ngày cho trẻ em từ 5–17 tuổi

Trẻ em trong độ tuổi 5–17 nên có ít nhất 60 phút hoạt động thể chất với cường độ vừa phải đến mạnh mẽ mỗi ngày. Hơn 60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe ở độ tuổi này.

6.                 150 phút/tuần cho người lớn từ 18–64 tuổi

Người lớn từ 18–64 tuổi nên có ít nhất 150 phút hoạt động thể lực với cường độ vừa phải mỗi tuần, hoặc ít nhất 75 phút hoạt động mạnh mẽ trong suốt cả tuần, hoặc kết hợp với thời gian tương đương giữa hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải và mạnh mẽ. Để có lợi cho sức khỏe tim mạch, tất cả các hoạt động nên được thực hiện trong ít nhất 10 phút.

7. Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên

Các khuyến cáo chính cho người lớn và người cao tuổi là như nhau. Ngoài ra, người lớn tuổi có khả năng di chuyển kém nên tập luyện các loại hình vận động để tăng cường sự cân bằng và ngăn ngừa té ngã ít nhất là3 ngày/tuần. Khi không thể thực hiện khối lượng hoạt động thể chất do điều kiện sức khỏe, vận động cơ thể theo khả năng và điều kiện cho phép.

8. Tất cả người lớn khỏe mạnh cần phải vận động cơ thể

Các khuyến cáo của TCYTTG áp dụng cho tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, chủng tộc, dân tộc hoặc thu nhập. Những khuyến cáo này cũng áp dụng cho các cá nhân có các bệnh mn tính không liên quan đến vận động.

9. Một số hoạt động thể chất tốt hơn là không

Những người không hoạt động nên bắt đầu với một lượng nhỏ hoạt động thể chất và tăng dần theo thời gian, tần suất và cường độ. Người lớn, người cao tuổi, và những người có giới hạn vận động do bệnh sẽ có thêm lợi ích về sức khỏe khi họ trở nên tích cực hơn. Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, và những người có bệnh tim mạch có thể tìm tư vấn y tế trước khi phấn đấu đạt được mức độ hoạt động thể chất được khuyến cáo.

10. Môi trường và cộng đồng hỗ trợ giúp mọi người hoạt động thể chất

Chính sách đô thị và môi trường cộng đồng có tiềm năng rất lớn để tăng mức độ hoạt động thể chất cho mọi người. Các chính sách này phải đảm bảo rằng: đi bộ, đi xe đạp và các hình thức vận chuyển chủ động khác có thể dễ dàng cho người dân thực hiện và đảm bảo an toàn; nơi làm việc khuyến khích hoạt động thể chất;trường học có không gian và cơ sở vật chất an toàn để học sinh tích cực vận động;  và các cơ sở thể thao và giải trí tạo cơ hội cho mọi người có thể tiếp cận và vận động.

SỞ Y TẾ TP.HCM

Nguồn: http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/tin-tuc-su-kien/10-su-kien-va-khuyen-cao-ve-hoat-dong-the-chat-c1780-5734.aspx