NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: “KHẢO SÁT VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN NĂM 2019”
Mục đ��ch:
VPBV là vấn đề khó khăn mà các khoa đặt biệt là khoa HSTC-CĐ đang phải đương đầu vì khó chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa. Là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số các NKBV
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: “KHẢO SÁT VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN NĂM 2019”
Phạm Thu Sương và cộng sự.
Mục đích:
VPBV là vấn đề khó khăn mà các khoa đặt biệt là khoa HSTC-CĐ đang phải đương đầu vì khó chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa. Là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số các NKBV (30% - 70%), kéo dài thời gian nằm viện từ 6-13 ngày và tăng chi phí điều trị từ 15-23 triệu đồng cho một trường hợp điều trị. Xác định tỉ lệ và yếu tố liên quan đến viêm phổi bệnh viện giúp đưa ra biện pháp dự phòng thích hợp và hiệu quả. Đặc biệt là khoa HSTC-CĐ là cần thiết.
Phương pháp: Cắt ngang –mô tả
Kết quả:
Từ 01/2018 – 9/2019, 420 NB thỏa tiêu chuẩn, tỉ lệ viêm phổi bệnh viện tại khoa HSTC –CĐ 8,1%. Trong 34 NB VPBV, nữ 57,82%, nam 41,18%. Tỉ lệ VPBV ở nhóm <60 tuổi 88,24%, nhóm ≥60 tuổi 11,76% (,05). Bệnh nền nhóm VPBV có tăng huyết áp (37,50%), TBMMN và suy thận mạn (12,50%), suy tim mạn (15,63%), đái tháo đường (9,28%), COPD (6,25%), hen (3,13%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ,7.
Tỉ lệ VPBV ở NB có mang catheter mạch máu trung tâm, mang Sonde tiểu, thở máy, nội khí quản, mở khí quản, Sonde dạ dày, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05. Nhóm VPBV ở NB có thời gian nằm viện dưới 30 ngày (88,24%), nhóm VPBV ở NB có thời gian nằm viện trên 30 ngày (11,75%) và có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Vi khuẩn phân lập chủ yếu là vi khuẩn gram (-) với Escherichia coli 26,47%, Pseudomonas aeruginosa 23,53%, Klebsiella pneumoaeni 20,60%,… Mức độ đề kháng kháng kháng sinh của vi khuẩn như sau: Escherichia coli kháng nhóm Cephalosporin và nhóm Quinolon. Klebsiella pneumonia kháng nhóm Cephalosporin và nhóm Quinolon. Pseudomonas aeruginosa kháng nhóm Cephalosporin, nhóm Quinolon, nhóm Aminoglycozid.
Kết luận:
Dựa kết quả tỉ lệ viêm phổi bệnh viện và mức độ kháng kháng sinh ghi nhận được chúng tôi kiến nghị việc lựa chọn kháng sinh đối với các tác nhân gây bệnh. Giám sát hoạt động cách ly người bệnh mang nguồn bệnh và sử dung các biện pháp phòng ngừa cách ly, hạn chế lây nhiễm chéo.