Tra cứu thông tin bệnh nhân
Mã bệnh nhân bao gồm 7 đến 9 chữ số
Họ và tên
Họ và tên lót phải nhập Tiếng Việt có dấu
Tên phải nhập Tiếng Việt có dấu
Năm sinh bao gồm 4 chữ số. Ví dụ: 1990

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Khoa Nhi Bệnh viện ĐKKV Hóc Môn có 2 đề tài Nghiên cứu đã được nghiệm thu và ứng dụng điều trị....

Khoa Nhi Bệnh viện ĐKKV Hóc Môn có 2 đề tài Nghiên cứu đã được nghiệm thu và ứng dụng điều trị:

1. “Tình hình vàng da tăng Bilirubin gián tiếp của trẻ sơ sinh tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn từ 05/2013 đến 04/2014” (Thực hiện: BS CKII Huỳnh Thị Tố Hảo và cộng sự). Đề tài được phê duyệt ngày 16/04/2013 với mã số CS/HM/13/01.

Nhóm nghiên cứu thu thập được 367 trẻ vàng da điều trị trong tổng số 520 nhập viện trong thời điểm nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 70,58%. Dân số chung là trẻ đủ tháng với tuổi trung bình lúc sinh 39,2 ± 0,9 tuần, cân nặng 81,8% tập trung trong khoảng từ 2500 – 3500g. Trẻ nhập viện trung bình vào 2,5 ngày tuổi, vì các lý do chủ yếu là vàng da đơn thuần, bỏ bú/bú kém hoặc suy hô hấp sau sinh. Trẻ được phát hiện vàng da trung bình vào ngày tuổi thứ ba. Trẻ trung bình cần trải qua 3 đợt chiếu đèn với tổng thời gian gần 38 giờ, tương đương gần 4 ngày điều trị. Thời gian chiếu đèn trung bình 12/24 giờ. Tốc độ giảm Bilirubin trung bình 2,7 µmol/l/giờ, gần như không khác biệt sau mỗi đợt.

Số liệu khảo sát về tình hình vàng da, nhu cầu chiếu đèn thực tế qua đề tài cho phép tổng kết được kinh nghiệm điều trị, phân loại và bố trí lịch, thời lượng chiếu đèn cụ thể phù hợp cho các đối tượng trẻ vàng da bệnh lý. Từ đó, Khoa Nhi mạnh dạn đề xuất lịch khám tổng quát cho trẻ trước xuất viện, dự trù  thêm thiết bị đo Bilirubin qua da để hiệu chỉnh chẩn đoán, giảm thiểu lấy máu xét nghiệm nhiều lần, cũng như tăng số lượng và chủng loại đèn chiếu đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng cao.

  • 2. “Kết quả điều trị Sốt xuất huyết trẻ em 2016” (Thực hiện: BS CKII Huỳnh Thị Tố Hảo - BS CKI Trần Quang Vĩnh Phú và cộng sự). Đề tài được phê duyệt ngày 24/04/2015 với mã số CS/HM/15/02. Đề tài sơ kết số liệu cơ bản về điều trị sốt xuất huyết trong năm 2016. Trẻ sốt xuất huyết chiếm 7% lượng bệnh nội trú trong năm. Công tác điều trị đảm bảo số trẻ xuất viện khoẻ khá cao là 91,8%, sau thời gian điều trị bình quân hợp lý 7 ngày. 15 trẻ chuyển viện cho tỷ lệ giảm rõ, chỉ còn 1/3 so với năm 2015. Đề tài cũng cảnh báo 4 trọng điểm dịch từ năm 2015, vẫn phải tiếp tục tăng cường giám sát: Xuân Thới Thượng, Thới Tam Thôn, Đông Thạnh, Bà Điểm. Đề tài cũng sơ lược thống kê lượng dịch truyền trung bình cần dùng, làm cơ sở cho dự trù dịch điện giải và cao phân tử điều trị. Kết quả nghiên cứu cũng cho một số so sánh và diễn biến cận lâm sàng đặc trưng vào các thời điểm quan trọng của bệnh, từ đó góp phần cho nhân viên khoa có khả năng ứng phó và tiên liệu bệnh linh hoạt hơn.

Khảo sát tình hình và kêt quả điều trị sốt xuất huyết trẻ em 2016, nhu cầu thực tế truyền dịch chống sốc và ổn định dấu hiệu cảnh báo của trẻ bệnh qua đề tài cho phép tổng kết được kinh nghiệm điều trị, phân loại bệnh và bố trí nhân sự, lưu ý thời điểm cụ thể theo dõi và chỉ định phù hợp cho các lứa tuổi bệnh nhi, góp phần giảm rõ số bệnh nhi sốt xuất huyết chuyển viện . Từ đó, Khoa Nhi mạnh dạn đề xuất tiếp tục phát huy công tác khám sàng lọc, theo dõi và chỉ định điều trị đúng theo phác đồ của Bộ Y tế, tăng cường xét nghiệm và đưa xét nghiệm miễn dịch vào thường quy, tăng khả năng tiên liệu diễn tiến bệnh, đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng cao