LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7 NGOẠI BIÊN ( TRIỆU CHỨNG , NGUYÊN NHÂN, CHĂM SÓC )
LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7 NGOại biên ( triệu chứng , nguyên nhân, chăm sóc )
Liệt dây thần kinh số 7 là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Biểu hiện chính của bệnh là liệt nửa mặt, méo miệng. Đây là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng nặng nề và để lại di chứng nếu không được điều trị đúng cách.
Bài báo cáo khoa YHCT tháng 02
LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7 NGOại biên ( triệu chứng , nguyên nhân, chăm sóc )
Liệt dây thần kinh số 7 là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Biểu hiện chính của bệnh là liệt nửa mặt, méo miệng. Đây là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng nặng nề và để lại di chứng nếu không được điều trị đúng cách.
Bệnh xảy ra khi dây thần kinh số 7 bị chèn ép và gây sưng viêm. Hãy cùng tìm hiểu những triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
TRIỆU CHỨNG KHI BỊ LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7
Biểu hiện của căn bệnh này khá rõ ràng, rất dễ để người bệnh phát hiện. Các triệu chứng xảy ra đột ngột với các dấu hiệu:
Mặt bị xệ, hơi cứng khác thường, miệng méo sang một bên, uống nước bị trào ra ngoài.
Liệt cơ khép vòng mi khiến mắt phía bên mặt bị liệt không nhắm kín được.
Một vài trường hợp cảm thấy bị tê liệt đột ngột, yếu hẳn một bên mặt.
Người bệnh khó cử động, khó cười nói, đau trong tai, nhức đầu.
Mất vị giác, nước mắt, tăng lượng nước bọt trong miệng khi nói chuyện hoặc ăn uống.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm lạnh đột ngột, nhiễm virut, cảm cúm,… làm ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh số 7, gây liệt mặt ngoại biên.
Một vài trường hợp khác là do các chấn thương vùng mặt, ở sọ vùng thái dương, xương chũm, viêm tai mũi họng,…
Người LMNB cần chăm sóc gì?
– Giữ vệ sinh mắt: dùng chất làm trơn, nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý…để tránh khô mắt và hạn chế bội nhiễm mắt,
– Vệ sinh răng miệng: đặc biệt người cao tuổi và trẻ em, do không giữ được nước trong miệng nên lười chải răng, thức ăn ứ đọng bên má liệt…nên dễ bị viêm răng miệng, ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể gây chậm phục hồi bệnh nói chung,
– Cần giải thích, động viên người bệnh an tâm để có sự phối hợp và tuân thủ điều trị của thầy thuốc, tỉ lệ lành bệnh sẽ cao hơn.