Tra cứu thông tin bệnh nhân
Mã bệnh nhân bao gồm 7 đến 9 chữ số
Họ và tên
Họ và tên lót phải nhập Tiếng Việt có dấu
Tên phải nhập Tiếng Việt có dấu
Năm sinh bao gồm 4 chữ số. Ví dụ: 1990

Chăm sóc sản phụ sau sinh thường

Khoảng thời gian 6 tuần sau sinh (thời kỳ hậu sản), các cơ quan trong cơ thể người mẹ, nhất là những cơ quan sinh dục sẽ dần dần trở về trạng thái bình thường như trước khi có thai trừ tuyến vú vẫn tiếp tục phát triển để tiết ra sữa.

Trong khoảng thời gian này, có những vấn đề cần theo dõi là sự thu hồi tử cung, sự tiết sản dịch, sự lên sữa và tiết sữa, những thay đổi tổng quát khác và phát hiện nhiễm trùng hậu sản.

Chăm sóc sản phụ sau sinh thường

Khoảng thời gian 6 tuần sau sinh (thời kỳ hậu sản), các cơ quan trong cơ thể người mẹ, nhất là những cơ quan sinh dục sẽ dần dần trở về trạng thái bình thường như trước khi có thai trừ tuyến vú vẫn tiếp tục phát triển để tiết ra sữa.

Trong khoảng thời gian này, có những vấn đề cần theo dõi là sự thu hồi tử cung, sự tiết sản dịch, sự lên sữa và tiết sữa, những thay đổi tổng quát khác và phát hiện nhiễm trùng hậu sản.

* Sự thu hồi tử cung

Bình thường ngay sau khi lấy nhau ra, tử cung co hồi thành một khối cầu an toàn. Ngày đầu sau sinh, đáy tử cung cao khoảng 13cm trên khớp vệ, trung bình mỗi ngày nhỏ đi 1cm. Sau ngày thứ 12 – 13, tử cung thu hồi nhỏ nằm trong vùng chậu, không còn sờ thấy đáy tử cung trên bụng nữa. Sự thu hồi tử cung ở con so nhanh hơn ở con rạ, ở người cho con bú nhanh hơn ở người không cho con bú. Khi tử cung bị nhiễm trùng, sự thu hồi tử cung sẽ chậm hơn bình thường.

* Sản dịch

– Trong 2 – 3 ngày đầu sản dịch có màu đỏ tươi, sau đổi sang màu đỏ sậm như bã trầu.

– Từ ngày thứ 4 đến thứ 8 chất dịch loãng hơn, lẫn với chất nhầy lờ lờ như máu cá.

– Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 12, sản dịch chỉ còn là một chất nhầy trong, ít điần dần.

– Nếu bị nhiễm trùng sản dịch có mùi hôi, có thể có lẫn mủ.

* Vết may tầng sinh môn

Nếu tầng sinh môn bị rách hay cắt khi sinh thì được may lại. Vết may tầng sinh môn cần được kiểm tra (xem có bị sưng nề, bầm tím, đỏ đau nhiều, có tụ máu âm hộ, âm đạo, chân chỉ có mủ…) và làm thuốc 2 lần mỗi ngày bằng thuốc sát trùng, sản phụ nên tự rửa thêm khi tiêu tiểu, thay băng vệ sinh sạch nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ẩm ướt kéo dài vết thương sẽ chậm lành và dễ nhiễm trùng.

Tập đi tiểu, ngồi dậy đi lại, tránh bị táo bón.

* Sự tiết sữa

Sau khi sinh, lượng sữa non tăng dần lên. Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh có hiện tượng lên sữa (ở người đẻ con so là từ 3 – 5 ngày, người đẻ con rạ là từ 2 – 3 ngày sau đẻ). Sản phụ sẽ thấy vú căng cứng, đau nhức, có thể sốt nhẹ (38 – 38,50C), đôi khi kèm nhức đầu, khó chịu. Tình trạng căng sữa có thể kéo dài 24 – 48 giờ, sau đó sữa thực sự chảy ra. Nếu căng sữa nên cho trẻ bú thường xuyên hơn, bú đúng cách và vắt sữa dư.

* Những thay đổi tổng quát

– Bình thường, tổng trạng sản phụ tốt, thân nhiệt bình thường (trừ lúc lên sữa có thể có sốt nhẹ). Sản phụ có thể có rét run sau khi sinh do sự mất nhiệt và mệt mỏi khi rặn sinh, rét run ngắn hạn và mau hết. Do đó, cần giữ ấm cho sản phụ và bé sau sinh.

– Sản phụ và trẻ nên ra ngoài phòng phơi nắng vào buổi sáng (trước 8 giờ) khoảng một vài tuần sau sinh, hít thở không khí trong lành và vận động nhẹ nhàng.

-Không nên ngâm mình lâu trong nước, lau khô và mặc đủ ấm sau khi tắm. Có thể tắm gội sau vài ngày sinh nhưng không nên tắm bồn. Nếu mệt, sản phụ không nên tắm gội cùng một lúc và đừng đứng cúi lom khom sẽ dễ gây chóng mặt, ngã quỵ.

* Cho con bú

– Sản phụ nên cho con bú sữa mẹ nếu không có chống chỉ định của Bác sĩ vì sữa mẹ kinh tế hơn, tiện dụng, dễ bảo quản, cho con bú sẽ thắt chặt tình cảm mẹ con, giúp tử cung co hồi tốt hơn trong thời kỳ hậu sản.

– Trước và sau mỗi lần cho bú nên làm vệ sinh vú sạch sẽ bằng nước ấm.

* Chế độ dinh dưỡng

– Người mẹ phải dùng một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng:

Ăn nhiều loại trái cây, rau củ, chất xơ... để tránh táo bón.

Bên cạnh đó, người mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa tinh bột giúp tăng cường năng lượng. Các loại thực phẩm có nhiều tinh bột như cơm, bánh mỳ, khoai tây…

Protein có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, đậu lăng…

Calci có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của xương và răng của trẻ. Người mẹ có thể được cung cấp calci qua các loại thực phẩm như sữa, bơ, cá mòi, đậu phụ…

– Nên ăn những thức dễ tiêu; hạn chế đồ lạnh, hải sản trong 6 tuần đầu sau sinh.

-Chế độ ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm (bột đường + đạm + béo + vitamin và khoáng chất).

– Uống đủ nước (1,5 – 2 lít /ngày)

–Nên tránh các thức uống có cồn và chất kích thích.

– Không dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của Bác sĩ.

– Không nên áp dụng chế độ kiêng giảm cân trong thời kỳ cho con bú.

-Uống thêm viên Sắt và Calci trong tháng đầu sau sinh.

–Nếu có bất cứ thắc mắc hay nghi ngờ nào, đừng chần chừ mà hãy hỏi ngay ý kiến Bác sĩ để được tư vấn về dinh dưỡng.