Tra cứu thông tin bệnh nhân
Mã bệnh nhân bao gồm 7 đến 9 chữ số
Họ và tên
Họ và tên lót phải nhập Tiếng Việt có dấu
Tên phải nhập Tiếng Việt có dấu
Năm sinh bao gồm 4 chữ số. Ví dụ: 1990

CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU SINH MỔ

Việc hồi phục sau sinh mổ cũng sẽ lâu và khó khăn hơn so với sinh thường, mất máu nhiều hơn, chi phí cao hơn và nguy cơ sản phụ bị nhiễm trùng hậu sản cũng cao hơn…

Vì vậy, các bà mẹ sinh mổ cần phải lưu ý và cẩn thận hơn trong chăm sóc cơ thể, sinh hoạt hay chọn thực phẩm để mau hồi phục sức lực, nhất là khi vừa đau với vết mổ vừa phải chăm sóc con nhỏ.

CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU SINH MỔ

Việc hồi phục sau sinh mổ cũng sẽ lâu và khó khăn hơn so với sinh thường, mất máu nhiều hơn, chi phí cao hơn và nguy cơ sản phụ bị nhiễm trùng hậu sản cũng cao hơn…

Vì vậy, các bà mẹ sinh mổ cần phải lưu ý và cẩn thận hơn trong chăm sóc cơ thể, sinh hoạt hay chọn thực phẩm để mau hồi phục sức lực, nhất là khi vừa đau với vết mổ vừa phải chăm sóc con nhỏ.

CHĂM SÓC VẾT MỔ

Trong tuần đầu tiên sau sinh mổ, vết mổ vẫn chưa khô nên các bác sĩ sản khoa và nữ hộ sinh sẽ chăm sóc sản phụ, chăm sóc vệ sinh vết mổ, cho các thuốc giảm đau, kháng sinh, co hồi tử cung để tránh các biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra. Những thuốc này không ảnh hưởng tới sữa non. Ngày thứ 3 có thể mở băng, để khô. Lưu ý không để nước thấm ướt vùng vết mổ. Nếu các bà mẹ khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu thì không cần cắt chỉ. Thời gian này nên lau người bằng nước ấm, hoặc tắm nhanh chóng, tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt. Không nên thoa các loại thuốc kháng sinh lên vết mổ.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

Các bà mẹ không được phép ăn gì trong vòng 6 giờ sau mổ. Chỉ nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng, cho tới khi bắt đầu “xì hơi” được mới ăn đặc. Không nên dùng nhiều chất đường, bột hay các sản phẩm từ đậu tương vì chúng dễ gây đầy hơi. Tình trạng táo bón, đầy hơi thường vẫn tồn tại sau mổ 3-5 ngày do ảnh hưởng của thuốc tê, vì thế nên uống nhiều nước.

Từ ngày thứ hai trở đi, các bà mẹ ăn uống như bình thường, tăng cường thức ăn giàu đạm và canxi, đồng thời uống nhiều nước để có nhiều sữa cho con bú. Lưu ý không dùng các loại thực phẩm gây tiêu chảy hoặc dị ứng.

Nên ăn các thức ăn giàu chất dinh dưỡng đạm, đường, chất sắt, rau củ nấu chín... Những bà mẹ có cơ địa sẹo lồi tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng và làm đầy vết thương nhanh như: thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống.

VẬN ĐỘNG- NGHỈ NGƠI

Sau sinh việc di chuyển khiến các bà mẹ đau đớn, nhưng đừng vì vậy mà nằm nhiều trên giường. Ngay sau khi ống thông tiểu được lấy ra, sản phụ đã có thể bước xuống giường tập đi bộ trở lại. Trước đó, vẫn có thể cử động tay chân nhẹ nhàng hoặc ngồi dậy.

Việc vận động, đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể hồi phục nhanh hơn cũng như giảm nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như: dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch…

Tập thể dục sẽ rất tốt và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau sinh, nhưng nếu sinh mổ thì vẫn cần từ 4-6 tuần sau sinh mới được tập luyện trở lại.

CHO CON BÚ

Sau khi sinh cần cho con bú ngay càng sớm càng tốt, vì lúc này sữa non có chứa nhiều dinh dưỡng nhất, chứa nhiều chất đề kháng nhất cung cấp các chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và tăng cường sự miễn dịch cho trẻ.

Các bà mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú ngay trong 1 giờ đầu sau sinh mổ nếu mổ bằng cách gây tê. Với những sản phụ sinh mổ bằng cách gây mê toàn thân, thời điểm thông thường có thể bắt đầu cho bé bú là sau khoảng 4-6 tiếng đồng hồ, khi thuốc gây mê bớt tác dụng.

VỆ SINH

- Rửa mặt, súc miệng và chải răng mỗi ngày.

- Tiểu: trong ngày đầu có thể dùng bô, những ngày sau vào nhà vệ sinh.

- Lau rửa thân thể bằng nước ấm sạch và lau khô người. Tránh làm ướt vết mổ. Sang tuần thứ 2 có thể tắm rửa bình thường, không chà mạnh lên vết mổ.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM