Tra cứu thông tin bệnh nhân
Mã bệnh nhân bao gồm 7 đến 9 chữ số
Họ và tên
Họ và tên lót phải nhập Tiếng Việt có dấu
Tên phải nhập Tiếng Việt có dấu
Năm sinh bao gồm 4 chữ số. Ví dụ: 1990

CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN ĐẦU

CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN ĐẦU

KHÁI QUÁT:

- Bệnh nhân suy thận phải có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.

- Chế độ ăn kiêng tổng hợp của các bệnh lý kèm theo: Cao huyết áp, tiểu đường

- Chế độ ăn có sự khác với các bệnh lý khác

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN

           KHOA NỘI TIM MẠCH-LÃO KHOA

                  ---------------

CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN ĐẦU

KHÁI QUÁT:

- Bệnh nhân suy thận phải có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.

- Chế độ ăn kiêng tổng hợp của các bệnh lý kèm theo: Cao huyết áp, tiểu đường

- Chế độ ăn có sự khác với các bệnh lý khác

1/ MUỐI: Vì sao phải kiêng?

Image title


Muối sẽ được thải bỏ qua đường tiểu. Khi cả hai thận đều bị suy, muối sẽ không được loại bỏ mà ứ lại trong cơ thể → phù, ứ nước → cao huyết áp → suy tim, tăng tình trang suy thận. Vì vậy phải giới hạn muối tối đa để tránh cao huyết áp. Khi nào huyết áp chưa bình thường dù đã dùng thuốc thì cần xem lại chế độ ăn đã giảm muối chưa.

Lưu ý: Đa số bệnh nhân suy thận vào cấp cứu do tình trạng cao huyết áp và phù.

Kiêng MUỐI như thế nào?

- Khoảng 1/3 thìa cà phê muối/ngày

- Không ăn nhiều bột ngọt, bột canh, khô, dưa cải muối, đồ hộp, nước mắm…vì tất cả các loại này đều chứa nhiều muối (natri).

- Trong thức ăn nếu không nêm, thì cũng đã có muối.

2/ CHẤT ĐẠM: Vì sao phải kiêng?

Ưu tiên ăn đạm thực vật hơn đạm từ cá rồi mới đến thịt

   -Đạm là chất cấu tạo chính của bắp thịt, không thể thiếu cho cơ thể, thận lọc và thải ra ure nước tiểu. Thận suy, urê bị tích tụ lại trong cơ thể. Vì vậy, người bệnh phải theo chế độ ăn giảm đạm.

Vậy nên ăn ĐẠM như thế nào?

- Nên:Trong khẩu phần ăn cần thịt màu trắng: gà nạc, cá, lòng trắng trứng, sữa tách béo vì các loại này chứa đạm có chất lượng cao

- Hạn chế:các loại đạm khác kể cả đạm từ thực vật như: đậu nành, đậu xanh…( vì chứa nhiều kali)

3/ CHẤT KALI: Vì sao phải kiêng?

Ăn thức ăn nhiều kali là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhanh chóng ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn đầu vẫn có thể ăn được thức ăn nhiều kali nhưng theo thời gian bệnh thận ngày một nặng, bệnh nhân cần được bác sĩ tư vấn thêm về các loại thực phẩm này

- Bình thường Kali được thải qua nước tiểu

- Khi suy thận kali bị ứ đọng trong cơ thể, kali trong máu trên 6,5mmol/l sẽ cực kỳ nguy hiểm vì có thể làm tim loạn nhịp → ngừng tim đột ngột, gây tử vong bất cứ lúc nào mà không có triệu chứng báo trước.

Các loại trái cây và rau củ nhiều Kali

- Kali có nhiều trong trái cây: nhất là cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, dâu...

- Các loại rau củ tươi

- Các loại hạt khô, sô-cô-la, cà phê

Vậy thì bệnh nhân suy thận không được ăn trái cây và rau củ?

- Một số loại trái cây chứa ít kali hơn như táo, lê, dưa hấu...

- Các loại rau tươi cũng có nhiều kali nhưng có thể dùng được sau khi đun nấu 2-3 lần và bỏ nước đã luộc rau.Gạo,nui, mì.chứa ít kali.

4/ Chất PHOSPHORE: Vì sao không được ăn?

     - Khi phosphore trong máu tăng, sẽ làm cường tuyến cận giáp, xơ vữa mạch máu, ngứa.

- Các thuốc ngăn cản sự hấp thu phosphore ở máu không đủ để kiểm soát tình trạng tăng phosphore máu, vì vậy cần giảm các loại thức ăn có chứa nhiều phosphore như sữa, pho-mát, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, các loại rau quả khô.

- Đồng thời các thực phẩm trên cũng làm tăng tình trạng rối loạn mỡ trong máu.

5/ Các chất cung cấp năng lượng:

- Cần phải được cung cấp đầy đủ để sử dụng chất đạm.

- Có thể được cung cấp dưới dạng đường hay dầu mỡ; đường có nhiều trong các loại thức ăn chế biến từ lúa và lúa mì như bánh mì, gạo, nui, bún

- Cân lưu ý hạn chế với bệnh nhân có kèm tiểu đường

6/ Các VITAMIN, chất sắt thì sao?

- Người bình thường với chế độ ăn đầy đủ không cần cung cấp thêm. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân suy thận do chế độ ăn kiêng không có đủ. Vì vậy có thể phải cung cấp thêm.

- Ngoài ra cần bổ sung thêm chất sắt, Acid Folic.

Tóm lại:

- Với bệnh nhân suy thận giai đoạn đầu, không bắt buộc phải cấm tuyệt đối bất kỳ loại thức ăn nào, nhưng nên dùng với số lượng vừa phải và khẩu phần ăn hàng ngày vừa đủ đạm, năng lượng, sinh tố. Cần lưu ý hết sức hạn chế các thức ăn chứa nhiều muối kali và phosphore.

- Bỏ thói quen rượu bia, thuốc lá, cà phê… /.