Tra cứu thông tin bệnh nhân
Mã bệnh nhân bao gồm 7 đến 9 chữ số
Họ và tên
Họ và tên lót phải nhập Tiếng Việt có dấu
Tên phải nhập Tiếng Việt có dấu
Năm sinh bao gồm 4 chữ số. Ví dụ: 1990

Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 và hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS 01/12

HIV/AIDS đang là một đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử văn minh của nhân loại. Dịch HIV/AIDS có hầu hết các khu vực trên thế giới, từ những ca nhiễm đầu tiên  tại nước Mỹ vào năm1981. Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12 năm 1990, sau đó HIV/AIDS đã phát triển khá nhanh. Tại Tiền Giang, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên phát hiện vào cuối năm 1992. Qua 37 năm đấu tranh với dịch HIV/AIDS, có thể nói rằng nhân loại chưa có khả năng ngăn chặn được t���c độ lây nhiễm HIV/AIDS. Dù thế giới ngày nay đã có rất nhiều tiến bộ trong việc cung cấp các dịch

Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 và hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS 01/12

HIV/AIDS đang là một đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử văn minh của nhân loại. Dịch HIV/AIDS có hầu hết các khu vực trên thế giới, từ những ca nhiễm đầu tiên  tại nước Mỹ vào năm1981. Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12 năm 1990, sau đó HIV/AIDS đã phát triển khá nhanh. Tại Tiền Giang, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên phát hiện vào cuối năm 1992. Qua 37 năm đấu tranh với dịch HIV/AIDS, có thể nói rằng nhân loại chưa có khả năng ngăn chặn được tốc độ lây nhiễm HIV/AIDS. Dù thế giới ngày nay đã có rất nhiều tiến bộ trong việc cung cấp các dịch vụ về dự phòng HIV, điều trị, chăm sóc hỗ trợ HIV cho tất cả mọi người có nhu cầu nhưng hàng năm vẫn có hàng triệu người tiếp tục bị nhiễm HIV trên toàn cầu mà hầu hết là ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình. Mỗi năm, Việt Nam vẫn phát hiện trên 12.000 người mới nhiễm HIV, đứng thứ 5 trong số các quốc gia có nhiều người nhiễm HIV ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Một trong những khó khăn trong các hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS là làm sao thực hiện được nội dung chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS. Đây là một trong những giải pháp vô cùng quan trọng để phòng chống HIV/AIDS, đã thực hiện từ rất lâu, tuy đạt được một số kết quả về nhận thức nhưng vẫn còn phải tiếp tục vận động mọi người thực hiện, ngay cả chính những người nhiễm HIV/AIDS. Sở dĩ số người bị nhiễm mới đang có chiều hướng gia tăng và trẻ hóa bởi thiếu sự quan tâm hoặc các hoạt động phòng chống HIV/AIDS còn mang tính đối phó. Vấn đề kỳ thị, xa lánh đối với người bị nhiễm HIV đang rất nặng nề, hầu hết những người dân mặc dù có ít nhiều hiểu biết về HIV/AIDS nhưng vẫn còn e ngại khi tiếp xúc và làm việc với một người bị nhiễm HIV/AIDS chứ chưa nói đến việc chia sẻ, hỗ trợ, chăm sóc họ. Chính vì thế những người bị nhiễm HIV thường giấu bệnh, không dám công khai, không tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người bị nhiễm HIV, không cởi mở để chia sẻ, vô tình trở thành “quần thể ẩn”, rất khó cho điều trị và phòng lây nhiễm. Cụ thể là: ở nhiều gia đình, người nhiễm HIV phải ăn riêng, ở riêng, sinh hoạt riêng hoặc nếu ở chung thì những người khác trong gia đình cũng hạn chế hoặc miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm HIV. Khi ra ngoài xã hội, người bị nhiễm HIV cũng thường bị xa lánh, những người xung quanh không muốn làm việc, học tập cùng người nhiễm HIV. Có những trường hợp gây sức ép, tạo cớ để người nhiễm HIV xin nghỉ việc, nghỉ học hoặc bắt buộc thôi việc, thôi học với lý do không chính đáng.

Thực hiện Kế hoạch số 4327/KH-UBND của UBND Thành phố về việc triển khai “ Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 và hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS 01/12 trên địa bàn TPHCM, ngoàihoạt động treo băng rôn khẩu hiệu, bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn đã thực hiện đăngtải những bài, thông điệp trên Trang tin điện tử của bệnh viện và phát những tờ rơi truyền thông về HIV/AIDS đến các bệnh nhân và thân nhân trong bệnh viện.

Để góp phần hướng tới chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam năm 2030, chúng ta hãy thực hiện một số thông điệp như sau:

1. Xét nghiệm HIV sớm là để bảo vệ chính mình và người thân!

2. Điều trị ARV ngay khi phát hiện giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh và giảm lây nhiễm HIV cho người khác!

3. Tham gia bảo hiểm y tế là cách tốt nhất để người nhiễm HIV được điều trị HIV/AIDS liên tục suốt đời!

4. Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm HIV để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con!

5. Hãy sử dụng bao cao su để bảo vệ cho bạn và người thân!

6. PrEP giúp bạn dự phòng lây nhiễm HIV!

7. Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS!