Tra cứu thông tin bệnh nhân
Mã bệnh nhân bao gồm 7 đến 9 chữ số
Họ và tên
Họ và tên lót phải nhập Tiếng Việt có dấu
Tên phải nhập Tiếng Việt có dấu
Năm sinh bao gồm 4 chữ số. Ví dụ: 1990

Điều dưỡng người Nhật Bản cứu sống bé sơ sinh

Sản phụ tên Vũ Thị Hồng N. (26 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện ngày 15-8 trong tình trạng có cơn co tử cung. Tại thời điểm nhập viện, bác sĩ theo dõi cho sản phụ sinh thường. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ sản phụ được phát hiện sa dây rau bất thường.

Image title



Trước tình huống nguy kịch của sản phụ trên, điều dưỡng Soma Miki, tình nguyện viên của Tổ chức Hợp tác phát triển của Nhật Bản (JICA) đang làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai trong 2 năm nay, đã phối hợp cùng nữ hộ sinh cho tay vào cổ tử cung "nâng" tử cung không bị đè xuống làm chẹt dây rốn trong suốt quá trình chuyển bệnh nhân từ phòng theo dõi đẻ sang phòng mổ đến khi em bé được lấy ra an toàn khỏi bụng mẹ.

Nữ đi���u dưỡng người Nhật này luôn ở trạng thái tay gồng lên để chống đỡ cơn co bóp tử cung của sản phụ, vừa di chuyển theo xe đẩy bệnh nhân đẻ và được chứng kiến bác sĩ phẫu thuật trong tình huống rất hy hữu, tay vẫn giữ nguyên trong cổ tử cung của người mẹ trong thời gian khoảng 15 phút, đảm bảo cho đầu bé không bị sức nặng của tử cung, cơn co bóp tử cung chèn xuống làm chẹt dây rau rốn, có thể khiến thai nhi tử vong ngay tức thì vì thiếu dưỡng khí.

Với sự hỗ trợ của điều dưỡng Mika bệnh nhân được đưa từ phòng theo dõi đẻ sang phòng mổ đến khi em bé được lấy ra an toàn khỏi bụng mẹ người điều dưỡng Nhật Bản mới rút tay ra khỏi tử cung người mẹ. Điều dưỡng Mika cho hay chị đã gặp tình huống trên tại Nhật Bản trước đó. Vì vậy, khi thấy tình trạng của sản phụ Nhung, Mika đã nhanh chóng áp dụng việc cấp cứu khẩn cấp trong tư thế đặc biệt cho thai nhi.

Bác sĩ Nguyễn Thành Nam, Phó trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết sa dây rau là một trong những cấp cứu sản khoa có thể làm trẻ bị tử vong ngay nếu không được xử lý kịp thời. Nguyên nhân là do dây rau bị sa xuống trước ngôi thai, khi gặp các cơn co hoặc rặn đẻ, ngôi thai đè ép dây nhau làm nghẹt lưu thông tuần hoàn, khiến không cung cấp máu từ người mẹ cho trẻ được, gây nguy hiểm cho thai nhi, khi đó trẻ rất dễ dẫn tới tử vong.

Ngay sau khi nhận được thống báo về trường hợp sản phụ Nhung, Khoa Nhi đã cử ngay một kíp hồi sức chờ sẵn tại phòng mổ. Cháu bé được lấy ra khỏi bụng mẹ trong tình trạng  suy hô hấp, người tím ngắt nhưng kíp hồi sức đã ngay lập tức tiến hành đặt nội khí quản, tiêm thuốc, hồi sức trẻ ngay tại phòng mổ. Sau khi được hồi sức, cấp cứu trẻ hồng hào trở lại và được đưa xuống Khoa Nhi theo dõi.

Đến chiều 25-8, 10 ngày sau sinh sức khỏe bé hoàn toàn khỏe mạnh. Kết quả siêu âm thóp, tim, cộng hưởng từ sọ đều cho thấy bé không có tổn thương do suy hô hấp sau sinh do tai biến bất ngờ trong quá trình sinh nở.

D.Thu