Tra cứu thông tin bệnh nhân
Mã bệnh nhân bao gồm 7 đến 9 chữ số
Họ và tên
Họ và tên lót phải nhập Tiếng Việt có dấu
Tên phải nhập Tiếng Việt có dấu
Năm sinh bao gồm 4 chữ số. Ví dụ: 1990

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: “THỰC TRẠNG CHUYỂN TUYẾN TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN NĂM 2018-2019”.

Đặt vấn đề:

Với tình hình số người bệnh năm 2017 tăng lên đến 46.898 và số trường hợp chuyển viện cũng tăng lên đáng kể, gần như đứng đầu so với các bệnh viện Đa khoa hạng II ở Tp. HCM. Trước tình trạng kẹt xe thường xuyên nghiêm trọng tại cửa ngõ vào nội thành, tình hình

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: “THỰC TRẠNG CHUYỂN TUYẾN TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN NĂM 2018-2019”.

Nguyễn Trần Hữu Tuấn và cộng sự.

Đặt vấn đề:

Với tình hình số người bệnh năm 2017 tăng lên đến 46.898 và số trường hợp chuyển viện cũng tăng lên đáng kể, gần như đứng đầu so với các bệnh viện Đa khoa hạng II ở Tp. HCM. Trước tình trạng kẹt xe thường xuyên nghiêm trọng tại cửa ngõ vào nội thành, tình hình chuyển tuyến tăng cao gây rất nhiều khó khăn trước hết cho phát triển chuyên môn của bệnh viện cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người đang bệnh nặng. Là một trong hai dự án xây dựng bệnh viện ngoại thành cửa ngõ Tây bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và giảm tải cho các bệnh viện tuyến cuối và khu vực nội thành, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn cần được ngày một cải tiến để hoàn chỉnh theo mô hình Chất lượng bệnh viện do đó cần thiết phải thực hiện đề tài.

Mục tiêu:

Nhằm đánh giá thực trạng chuyển tuyến tại khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện và xác định các yếu tố liên quan đến tình hình chuyển tuyến, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả, giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyển tuyến, hướng đến cải thiện, nâng cao chất lượng các dịch vụ cấp cứu và khám chữa bệnh của Bệnh viện.

Thiết kế nghiên cứu:

Kết quả:

- Số bệnh nhân chuyển đúng tuyến là 680 bệnh nhân và số bệnh nhân chuyển không đúng tuyến là 35 bệnh nhân. Tỉ lệ nam giới nhập cấp cứu là 62,2% và 37,3% trên 60 tuổi. Tỉ lệ có/không có BHYT là như nhau.

- Tỉ lệ nhập cấp cứu cao nhất ở khoảng thời gian từ 7 giờ sáng đến trước 14 giờ chiều (35,4%). Có đến 96,8% có đủ dấu hiệu cấp cứu và tỉ lệ được nhập khoa cấp cứu bằng xe chuyên dụng chiếm tỉ lệ rất thấp 3,1%. Khoảng thời gian bệnh nhân nằm lưu tần suất nhiều nhất tại khoa hồi sức cấp cứu là từ 0-2 giờ (45,2%) và số lượng thuốc được kê toa cao nhất là toa thuốc có 01 loại 33,7%.

- Bệnh nhân có giấy chuyển là 98,6% và BS chỉ định do điều kiện kỹ thuật không phù hợp chiếm 89,5%. Nhóm bác sĩ tiếp nhận cấp cứu không thuộc chuyên khoa cấp cứu là 57,9%. Tỉ lệ phân tuyến lên tuyến tuyến trên là 95,9% và 81,1% nhập viện với hình thức chuyển cấp cứu. Chúng tôi ghi nhận 97,2% số trường hợp chuyển tuyến được cho là hợp lý và 65,6% NB được chẩn đoán khi chuyển viện tương đồng với chẩn đoán khi vào cấp cứu (chẩn đoán chính).

Kết luận:

- Không ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng chuyển đúng tuyến với các yếu tố dân số xã hội.

- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng chuyển đúng tuyến với các thông tin nhập khoa như: tổng số test chẩn đoán, thời gian nằm cấp cứu và số lượng thuốc dùng.

- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng chuyển đúng tuyến với các thông tin chuyển tuyến như: tuyến chuyển đến, hình thức chuyển, sự tương đồng trong chẩn đoán chính (theo ICD10).