Tra cứu thông tin bệnh nhân
Mã bệnh nhân bao gồm 7 đến 9 chữ số
Họ và tên
Họ và tên lót phải nhập Tiếng Việt có dấu
Tên phải nhập Tiếng Việt có dấu
Năm sinh bao gồm 4 chữ số. Ví dụ: 1990

Giới thiệu

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN

I. Quá trình hình thành và phát triển Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn

Hóc Môn là một huyện ngoại thành nằm về hướng Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 20km.

Trước 1975, Hóc Môn là một trong tám quận của tỉnh Gia Định (Hóc Môn, Gò Vấp, Thủ Đức, Nhà Bè, Cần Giờ, Quảng Xuyên, Bình Chánh). Sau ngày giải phóng, Hóc Môn là một trong sáu huyện ngoại thành, địa giới lãnh thổ có thay đổi do sát nhập thêm hai xã Thạnh Lộc, An Phú Đông (trước thuộc quận Gò Vấp) nâng tổng số xã lên 14 xã, và trong quá trình phát triển cũng như nhu cầu quản lý hành chánh, huyện Hóc Môn thành lập thêm một thị trấn Hóc Môn và 2 xã là xã Bà Điểm và xã Tân Chánh Hiệp, tách từ xã Tân Thới Nhì, Tân Thới Nhất, Trung Mỹ Tây và Đông Hưng Thuận. Ranh giới huyện phía Bắc giáp huyện Thuận An (tỉnh Sông Bé) và quận Gò Vấp, phía Tây giáp huyện Đức Hòa (tỉnh Long An). 

Image title

Tổng số diện tích tự nhiên 165,76km2, dân số 295.245 người (số liệu năm 1993). Hộ nông nghiệp chiếm 52% tổng số, thành phần dân tộc dân cư địa phương khá thuần nhất, 90% là người Việt.

Ngày 15 tháng 12 năm 1992, Phòng Y tế Hóc Môn đã xây dựng đề án mô hình Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn và đã được Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn thông qua trên chứng từ số 845-UB ngày 25-12-1992.

Căn cứ vào đề án trên, ngày 14 tháng 3 năm 1994, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 724/QĐ-UB-NC về việc thành lập Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn.

Ngày 28 tháng 6 năm 1994, Trung tâm y tế huyện Hóc Môn đã chính thức ra mắt và chọn đó là ngày kỷ niệm thành lập.

Đến năm 1997 tách 1 phần Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn ra hình thành Trung tâm Y tế Quận 12. 

Đến ngày 26 tháng 07 năm 2007, theo Quyết định số 98/2007/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Hóc Môn được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn. Bệnh viện chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn và Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.

            Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn chính thức được thành lập theo Quyết định số 5524/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật của Sở Y tế.

            Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn được xếp hạng II trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh

  • II. Lĩnh vực hoạt động

Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của bệnh viện:

1. Cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh

a. Sẵn sàng tiếp nhận 24/24 giờ tất cả nhân dân có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh. Tuyệt đối không phân biệt nhân dân trong khu vực với ngoài khu vực hoặc ngoài tỉnh. Có đội cấp cứu ngoại viện sẵn sàng đến cấp cứu hoặc đến rước bệnh khẩn cấp khi có yêu cầu của nhân dân. Sẵn sàng chuyển người bệnh lên tuyến trên bằng xe ô tô chuyên dụng khi vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện, đồng thời có đội xe chuyên dụng sẵn sàng đưa rước bệnh theo yêu cầu.

b. Tiếp nhận tất cả các trường hợp có nhu cầu khám sức khỏe và chứng nhận trình trạng sức khỏe của nhân dân theo qui định của pháp luật; Đồng thời có đủ tư cách pháp nhân ký hợp đồng với các tổ chức, công ty để khám sức khỏe định kỳ cho công nhân, người lao động khi có yêu cầu.

2. Đào tạo cán bộ y tế

a. Bệnh viện là cơ sở thực hành, thực tập của học sinh, sinh viên đại học, cao đẳng, trung học của các trường và các cơ sở y tế trong khu vực.

b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.

3. Nghiên cứu khoa học về y học

a. Thường xuyên tổ chức nghiên cứu các đề tài y học cấp cơ sở, hợp tác với tổ chức, cá nhân nghiên cứu hỗ trợ, viết luận văn tốt nghiệp sau đại học. Mở rộng, nghiên cứu điều trị bằng thuốc y học cổ truyền và các phương pháp điều trị không dùng thuốc như: tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, châm cứu, quang châm, xoa bóp …

b. Kết hợp với các bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh hình, Bệnh viện Tai Mũi Họng, . . . phát triển kỹ thuật mới, tiên tiến như mổ nội soi, nội soi dạ dày, đại tràng, chụp X quang kỹ thuật số, chụp CT Scaner (citi), mổ trĩ bằng phương pháp Longo, nội soi chẩn đoán thuộc chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, xét nghiệm huyết học, sinh hóa nhiều thông số.

4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật

a. Định kỳ lập kế hoạch hỗ trợ tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật và chuyển giao phát triển kỹ thuật chuyên môn khi có yêu cầu.

b. Kết hợp với bệnh viện, phòng khám khu vực trong khu vực phụ trách thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu trong cộng đồng.

5. Phòng bệnh

a. Kết hợp với Trung tâm Y tế y tế dự phòng trên địa bàn thực hiện các giải pháp đồng bộ để phòng, chống, ngăn chặn các bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm theo mùa.

b. Thường xuy ên cung cấp thông tin để người bệnh và thân nhân người bệnh hiểu biết kiến thức y học để phòng, chống bệnh có hiệu quả cao nhất.

6. Hợp tác Quốc tế

Sẳn sàng hợp tác với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có liên quan đến chăm sóc sức khỏe nhân dân theo quy định của Nhà nước.

7. Quản lý kinh tế y tế

Là đơn vị sự nghiệp được nhà nước giao tự chủ một phần kinh phí, chỉ được thu viện phí đúng theo quy định của nhà nước.

8. Hoạt động xã hội

Ngoài 7 chức năng - nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn còn luôn quan tâm đến hoạt động xã hội, song hành với các tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp và các cá nhân có tấm lòng thiện nguyện trong và ngoài tỉnh hướng đến người nghèo, người tàn tật, neo đơn chẳng may bị bệnh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực nhằm hỗ trợ một phần khó khăn trong quá trình nằm điều trị tại bệnh viện.

  • III. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

Image title

Image title

Image title

IV. Sơ đồ tổ chức
Image title

  • V. Quy trình khám bệnh

a. Giấy tờ cần thiết để bệnh nhân được hưởng BHYT:

1. Thẻ BHYT.

2. Chứng minh nhân dân (hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ).

3. Giấy chuyển tuyến hợp lệ của các cơ sở y tế khác (Trạm y tế xã, bệnh viện hạng 3, hạng 4 và chưa phân hạng.

4. Sổ hẹn khám lại của Bệnh viện (với người bệnh hưởng BHYT đúng tuyến đến khám lại).

b. Qui trình khám bệnh đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế

Bước 1:Đăng ký khám bệnh

Lấy số thứ tự đăng ký khám bệnh tại quầy lấy số tự động.

Trình thẻ BHYT (bản chính); 02 bản photo giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh (đối với trẻ em dưới 6 tuổi) và các giấy tờ có liên quan tại bàn đăng ký khám bệnh.

Nhận số thứ tự khám bệnh.

Bước 2: Đến phòng khám theo số ghi trên phiếu khám.

Bước 3: Khám theo số thứ tự.

Bước 4: Nếu Bác sỹ có chỉ định xét nghiệm, cận lâm sàng

Nộp tiền tạm ứng tại quầy viện phí đối với đối tượng BHYT đồng chi trả.

+ Thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ.

Sau đó, trở lại phòng khám ban đầu.

Bước 5: Hoàn tất thủ tục viện phí (đồng chi trả) tại quầy viện phí.

Bước 6: Lĩnh thuốc tại quầy phát thuốc BHYT.

+ Nộp phiếu khám chữa bệnh ngoại trú.

+ Lĩnh thuốc theo thứ tự

Bước 7: Nhận lại thẻ BHYT tại quầy đăng ký khám bệnh.

c. Qui trình khám bệnh đối với người bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế.

Bước 1: Đăng ký khám bệnh

Lấy số đăng ký tại quầy lấy số tự động, mua sổ.

Nhận số thứ tự phòng khám

Đóng tiền khám bệnh.

Bước 2: Đến phòng khám theo số ghi trên thẻ đã được phát.

Bước 3: Khám theo số thứ tự

Bước 4: Nếu Bác sỹ có chỉ định xét nghiệm, cận lâm sàng

Nộp tiền tạm ứng tại quầy viện phí.

+ Thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ.
Sau đó, Trở lại phòng khám ban đầu.

Bước 5: Bác sỹ kê đơn thuốc - mua thuốc tại nhà thuốc.

  • VI. Nội quy bệnh viện

I. Những qui định chung

1. Tất cả các loại xe phải để đúng nơi qui định:

Xe của cán bộ, công chức, viên chức phải đưa vào nhà xe nội bộ.

Xe của bệnh nhân, xe khách gởi ở nhà giữ xe.

 Xe đưa người bệnh vào cấp cứu, khám bệnh, sau khi bàn giao người bệnh nếu có nhu cầu ở lại phải đưa xe ra khu vực xe 4 bánh để không gây trở ngại cho công tác cấp cứu.

2. Các loại vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy không được mang vào bệnh viện, trừ cán bộ, chiến sĩ công an được mang theo vũ khí khi thực hiện nhiệm vụ.

3. Không mang hàng hóa, thức ăn, vé số… vào mua bán trong bệnh viện.

Khách đến tiếp thị quảng cáo phải có giấy giới thiệu của cơ quan chủ quản và liên hệ Phòng Kế hoạch Tổng hợp để lên lịch hẹn làm việc.

4. Giữ gìn trật tự vệ sinh chung: không vứt rác bừa bãi, không hút thuốc lá, uống rượu, cờ bạc trong bệnh viện, thực hiện phương châm “đi nhẹ, nói nhỏ” để người bệnh được nghĩ ngơi.

5. Không tự ý dịch chuyển hay mang tài sản ra khỏi Bệnh viện.

6. Khi cần góp ý, thắc mắc, khiếu nại xin vui lòng liên hệ Tổ tiếp công dân – Phòng Kế hoạch Tổng hợp.

II. Qui định cụ thể

A. Đối với người bệnh và gia đình

1. Thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của người bệnh, gia đình đối với Bệnh viện.

2. Hợp tác với Bệnh viện thực hiện:

Vật dụng, đồ dùng cá nhân sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.

Không phơi khăn, treo quần áo trong khoa phòng mà phải phơi đúng nơi qui định, không được phơi trước Bệnh viện, dọc hành lang hay trong vườn hoa.

Không sạc điện thoại trong khoa – phòng.

Không đun nấu trong phòng bệnh và trong khu vực bệnh viện

Tất cả các loại rác phải bỏ vào thùng rác công cộng.

3. Nêu cao ý thức bảo vệ của công, không làm hư hao mất mát tài sản của Bệnh viện, giữ sạch đẹp vườn hoa và cây cảnh. Nếu hư hao, mất mát tài sản của Bệnh viện thì phải bồi thường.

4. Người bệnh điều trị nội trú phải mặc quần áo do khoa phòng cấp phát, không được tự ý thay đổi giường bệnh, phòng bệnh, không mặc quần áo bệnh nhân tự ý ra khỏi bệnh viện khi chưa có sự cho phép của Bác sĩ điều trị.

5. Thực hiện đúng các y lệnh và hướng dẫn của thầy thuốc.

6. Thân nhân đến thăm một trong các giờ sau:

Sáng từ: 5g00 – 6g45. Trưa từ: 10g30 – 13g00. Chiều và tối: 16g00 – 21g00

Riêng thân nhân trực tiếp nuôi người bệnh vui lòng ra khỏi phòng trong thời gian Bác sĩ khám bệnh (Trừ khoa Nhi và những bệnh nặng).

7. Xây dựng mối đoàn kết với mọi người xung quanh truyền thông và hướng dẫn, giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện tốt nội qui nêu trên.

8. Không nên to tiếng làm mất trật tự làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

B. Đối với cán bộ - công chức - viên chức:

1. Thực hiện nghiêm túc qui định về thái độ phục vụ người bệnh.

2. Trong giờ làm việc mặc đồng phục chỉnh tề theo qui định từng khối, đeo thẻ công chức, viên chức, không mặc áo chuyên môn ra khỏi bệnh viện.

3. Chấp hành đúng 8 giờ làm việc trong ngày, không ăn uống ở căntin quá giờ qui định.

4. Không được mua bán thuốc, y cụ, trang thiết bị vật tư y tế tại khoa phòng.

5. Không thu tiền hay gợi ý quà biếu người bệnh và gia đình người bệnh với bất kỳ hình thức nào.

6. Lãnh đạo các khoa phòng, điều dưỡng trưởng, các đoàn thể thường xuyên nhắc nhở để cán bộ, viên chức, người bệnh và gia đình người bệnh thực hiện tốt nội qui này.

VII. Định hướng phát triển bệnh viện

Định hướng phát triển của bệnh viện từ nay đến 2020 là hướng tới xây dựng bệnh viện đa khoa khu vực hạng 1 hoàn thiện theo mô hình Chất lượng bệnh viện  thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân

1. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng:

            Cuối năm 2015, bệnh viện sẽ khởi công xây dựng một bệnh viện mới với quy mô 1000 giường bệnh, trên cơ sở bổ xung và hoàn thiện một bệnh viện đa khoa hạng 1 hoàn chỉnh.

2. Kiện toàn tổ chức, tăng cường đào tạo cán bộ

            Bệnh viện đã xây dựng lộ trình đào tạo cán bộ quản lý về mọi mặt như: quản lý bệnh viện, quản lý nhà nước, Tin học, ngoại ngữ, học sau và trên đại học để đạt chuẩn cán bộ quản lý bệnh viện.

Về tổ chức bệnh viện dự kiến từ nay đến 2018 tách các khoa theo đúng tiêu chuẩn bệnh viện hạng I như sau:

Hiện đại hóa các trang thiết bị:Để có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ trong công tác, tăng cường chất lượng chẩn đoán và điều trị: Đầu tư thêm các máy Đông máu tự động, máy Điện di, máy Cấy máu tự động, máy kháng sinh đồ tự động.

Chẩn đoán hình ảnh: Đầu tư thêm máy Siêu âm 4 chiều, Hệ thống XQ số hóa (CR), Máy MRI, hệ thống C-AM, máy siêu âm gắng sức, hệ thống Nong mạch vành đặt Sten.

Các điều trị kỹ thuật cao: tiếp tục phát huy hiệu qủa của hệ thống mổ nội soi ngoại tổng quát, ngoại niệu, tán sỏi qua nội soi, mổ nội phụ khoa, nội soi tiêu hóa trên và tiêu hóa dưới, nội soi chẩn đoán và điều trị tai mũi họng, mổ mắt bằng phương pháp Phaco, điều trị Laser YAG, điều trị chỉnh hình răng hàm mặt, tăng cường các máy lọc máu bằng thận nhân tạo hiện đại. Đầu tư thêm nội soi khớp, phẫu thuật mạch máu và lồng ngực, mổ sọ não bệnh lý, máy siêu lọc máu.

3.Tăng cường công tác điều hành quản lý

Chuyên môn: Xây dựng nề nếp làm việc chính quy, chuyên môn hóa cao, thực hiện tốt các quy chế bệnh viện.

Hành chính: Thực hiện các quy trình quản lý nghiêm, xây dựng quy trình làm việc theo phương châm gọn, nhẹ đạt hiệu qủa cao.

Kinh tế: Thực hiện tốt nhiệm vụ làm kinh tế y tế theo quy chế bệnh viện, thực tốt công tác xã hội hóa, tăng cường kiểm soát nội bộ, công tác kiểm toán và công khai hoá.

Thanh tra giám sát: Thực hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của bệnh viện, đặc biệt trong công tác chuyên môn và công tác tài chính.

Thi đua khen thưởng: Là một điều kiện xuyên suốt trong qúa trình phát triển và hoạt động của bệnh viện, tạo nên một động lực chắc chắn và bền vững cho mọi cán bộ viên chức và người lao động.

4.Mở rộng hợp tác phát triển khoa học công nghệ, đào tạo nghiên cứu khoa học:

Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật: Là mô hình hoạt động hiệu qủa trong thời gian qua, từ nay đến 2020 bệnh viện tiếp tục liên kết với các bệnh viện tuyến trên, tuyến trung ương, các trường cao đẳng, các trường đại học, các trung tâm y tế chuyên sâu, để đào tạo các cán bộ có đủ điều kiện làm chủ các trang thiết bị hiện đại.

Mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ nước ngoài nhất là trong huấn luyện và đào tạo chuyên môn.

Đào tạo cán bộ chuyên sâu: đáp ứng cho việc chuyên khoa hoá trong từng lĩnh vực chuyên môn làm tăng khả năng hấp dẫn, tăng chất lượng điều trị, nâng cao hiệu qủa phục vụ của bệnh viện đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học: Đào tạo về phương pháp nghiên cứu khoa học cho bác sĩ, điều dưỡng và các nhân viên khác, tạo điều kiện phát triển và hình thành các đế tài KHKT có tính ứng dụng cao đáp ứng với nhu cầu chuyên môn, hình thành nhưng đề tài khoa học cấp tỉnh và quốc gia.

5.Thường xuyên giáo dục y đức, y đạo cho cán bộ viên chức và người lao động

            Con người là nhân tố, động lực quyết định cho sự phát triển và thành công của bệnh viện, vì vậy việc thường xuyên đầu tư giáo dục cho CBVC-NLD y đức và y đạo là là nhiệm vụ hàng đầu để có một lực lượng “vừa hồng, vừa chuyên”, là một chủ trương xuyên suốt trong qúa trình phát triển và hội nhập của bệnh viện.

6.Đẩy mạnh công tác Xã hội hóa trong khám chữa bệnh

Chủ động hoạt động của bệnh viện trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị kỹ thuật, và nguồn nhân lực từ nay đến 2020 bệnh viện tiếp tục thực hiện với các mục tiêu:

Hiệu qủa về xã hội: bệnh nhân được thụ hưởng các kỹ thuật cao về chẩn đoán và đìêu trị mà không phải đi xa, giảm được các chi phí.

Hiệu qủa về chuyên môn: đào tạo được cán bộ có trình độ tay nghề cao làm chủ các phương tiện và kỹ thuật hiện đại. đáp ứng được nhu cầu học tập vươn lên của CBVC-NLĐ, hòa nhập được ở trong nước và quốc tế

Hiệu qủa về kinh tế: trên cả ba mặt, lợi ích nhà nước, lợi ích của tập thế và lợi ích của cá nhân.

7.Chăm lo công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc cho người nghèo

Đây là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, bệnh viện đã và đang thực hiện với hiệu qủa cao, qua đó đã giáo dục cho CBVC-NLĐ “uống nước nhớ nguồn, ăn qủa nhớ kẻ trồng cây”, chăm lo cho các đối tượng chính sách, các vùng dân tộc, những hộ gia đình khó khăn trong cuộc sống.     Đây là một mục tiêu lớn đồng hành với sự hoạt động và phát triển của bệnh viện.

8.Quan tâm đến đời sống cán bộ viên chức và người lao động

Bệnh viện coi CBVC-NLĐ là khách hàng đặc biệt, từ đó tạo ra các chính sách, các cơ chế và tạo một môi trường thân thiện, dân chủ, nâng cao được đời sống vật chất và tinh thần cho CBVC –NLĐ để họ luôn an tâm công tác và dồn hết tâm sức vào công tác khám chữa bệnh và các chương trình mục tiêu quốc gia khác góp phần vào sự nghiệp chắm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân.

Bài viết liên quan